Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

Như các bạn đã biết, canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu giúp cho răng và xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, bổ sung canxi cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có không ít người chưa nắm được cách bổ sung canxi đúng dẫn đến ngộ độc canxi hoặc thiếu canxi.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

Ngộ độc canxi hoặc thiếu canxi khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết thiếu canxi và ngộ độc canxi là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bản tin sức khỏe hôm nay bạn nhé.

Canxi là gì?

Canxi là một khoáng chất có vai trong rất quan trọng đối với sức khoẻ răng và hệ xương trong cơ thể. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đóng vai trò chính yếu trong các quá trình chuyển hoá của cơ thể, là chất có chức năng về mặt dẫn truyền tín hiệu điện học, giúp điều chỉnh nhịp tim và khả năng vận động cơ bắp.

Để thực hiện được các chức năng quan trọng hàng ngày, đòi hỏi cơ thể phải làm việc để có thể giữ một lượng canxi ở mức ổn định trong máu và các mô. Việc thiếu hoặc thừa canxi đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Chính vì thế, trong các loại thực phẩm chức năng thì canxi là một trong những loại vitamin và khoáng chất được bổ sung bán chạy nhất.

Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe răng và xương

Liều bổ sung canxi theo khuyến cáo

Để khuyến cáo tiêu chuẩn canxi cho phép dung nạp hàng ngày trong chế độ ăn uống thông thường, nhiều hướng dẫn đã được đưa ra. Đây chính là nguồn canxi tự nhiên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích để giúp cho cương và răng luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề nghị liều bổ sung canxi cao hơn tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ thể.

Theo đó, dựa trên độ tuổi, mức bổ sung canxi có thể chấp nhận được như sau:

  • 1000 mg/ngày đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi.
  • 1500 mg/ngày đối với trẻ nhũ nhi từ 7 – 12 tháng tuổi.
  • 2500 mg/ngày đối với trẻ em từ 1 – 8 tuổi.
  • 3000 mg/ngày đối với trẻ em từ 9 – 18 tuổi.
  • 2500 mg/ngày đối với người lớn trong độ tuổi từ 19 – 50 tuổi.
  • 2000 mg/ngày đối với những người trên 51 tuổi.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là hai đối tượng cần được bổ sung canxi tích cực, song lượng canxi không cần vượt quá lượng khuyến cáo nêu trên.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung canxi từ các thực phẩm giàu dưỡng chất này. Để hấp thu tốt hơn, không nên sử dụng quá 500 mg canxi ở cùng một thời điểm. Thay vào đó, hãy chia thành nhiều liều lượng nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung đủ vitamin D và magie để cơ thể sử dụng canxi hợp lý.

Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc canxi

Khi nồng độ canxi trong máu quá cao thì được gọi là tăng canxi huyết. Giới hạn trên đối với canxi là 2500 mg/ngày từ thực phẩm và chất bổ sung.

Đối với những người trên 50 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo không nên bổ sung quá 2000 mg/ngày, đặc biệt là từ các chất bổ sung canxi. Nguyên nhân là vì khi bổ sung quá lượng canxi khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như táo bón, sỏi thận và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một số trường hợp canxi có thể tích tụ trong máu với liều lượng cao lâu dài và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, canxi cũng là một trong những khoáng chất lớn có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu các khoáng chất khác, chẳng hạn như kẽm, sắt…

Một số dấu hiệu cảnh báo tăng canxi hay ngộ độc canxi có thể kể đến như: Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, hụt hơi, đau ngực, tim đập không đều…

Trên thực tế, cơ thể có thể nhận được lượng canxi cần theo theo 2 cách bao gồm từ các loại thực phẩm hoặc các chất bổ sung có chứa canxi hoặc là lấy canxi từ chính các mô giàu canxi trong cơ thể. Vì canxi có sẵn trong nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa… do vậy mà chế độ ăn giàu canxi luôn được khuyến khích cho mọi người.

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ đảm bảo bổ sung canxi một cách tự nhiên mà còn giảm nguy cơ ngộ độc canxi nếu tự bổ sung quá liều.

Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo ngộ độc canxi

Dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu canxi

Thông thường, nồng độ canxi trong máu được điều chỉnh chặt chẽ và trong trường hợp chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi cần thiết cho cơ thể thì xương sẽ giải phóng canxi vào trong máu. Chính vì thế mà người bệnh không có triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu hụt canxi trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng hạ canxi máu và đây có thể là hệ quả của các bệnh lý như suy thận, hệ quả của phẫu thuật đường tiêu hóa như cắt dạ dày hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu… gây cản trở sự hấp thu canxi.

Theo đó, các triệu chứng cho thấy cơ thể đang thiếu canxi làm hạ canxi máu bao gồm yếu cơ hoặc chuột rút, ngứa ran hoặc tê ở các ngón tay, chán ăn, nhịp tim bất thường…

Sự thiếu hụt canxi sẽ bắt đầu từ từ sau đó tăng dần, có thể xảy ra ở những đối tượng không có đủ canxi trong chế độ ăn và trong thời gian dài hoặc những trường hợp mất khả năng hấp thụ canxi. Tình trạng thiếu canxi không được điều trị có thể dẫn đến loãng xương. Một số đối tượng có nguy cơ phải kể đến như:

  • Phụ nữ sau mãn kinh: Khi đến thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ sẽ bị suy giảm. Đây là loại hormone giúp tăng khả năng hấp thu canxi đồng thời giữ lại các khoáng chất trong xương. Để ngăn ngừa loãng xương, trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn liệu pháp tay thể hormone bằng estrogen và progesterone tổng hợp.
  • Vô kinh: Tình trạng kinh nguyệt bị gián đoạn hoặc ngừng sớm thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi trẻ mắc chứng chán ăn tâm thần hoặc các vận động viên tập luyện thể chất ở mức độ rất cao.
  • Không dung nạp lactose và dị ứng sữa: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hoá đường trong sữa, các protein trong sữa, lactose, casein hoặc whey. Việc cơ thể không dung nạp lactose có thể do di truyền hoặc mắc phải (giảm hiệu quả của enzym lactase do không tiêu thụ lactose trong thời gian dài).

Tìm hiểu thêm: Nghiệm pháp co cục máu là gì? Các bước tiến hành co cục máu

Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi
Sự thiếu hụt canxi nghiêm trọng có thể làm hạ canxi trong máu

Một số lưu ý khi bổ sung canxi

Việc thiếu hay thừa canxi đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Chính vì thế, để tránh tình trạng ngộ độc canxi hay thiếu canxi, bạn cần phải bổ sung canxi đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung canxi, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bạn có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thêm các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn, sử dụng viên uống bổ sung canxi hoặc các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung canxi…
  • Chỉ nên bổ sung canxi với liều lượng thích hợp theo đúng khuyến cáo hoặc chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng bổ sung canxi quá nhiều hoặc quá ít gây ngộ độc canxi hoặc thiếu canxi.
  • Sự hấp thu canxi của cơ thể tốt nhất là vào buổi sáng. Điều này đã được rất nhiều các nghiên cứu chứng minh.
  • Không uống canxi cùng với sắt và sữa bởi điều này sẽ cản trở quá trình hấp thu canxi.
  • Một bữa ăn cũng không nên có quá nhiều chất đạm bởi chất đạm đi vào cơ thể cùng một lúc quá nhiều, cơ thể sẽ vận động canxi để có thể hỗ trợ việc tiết acid tiêu hoá. Khi thiếu canxi, sự huy động canxi từ xương chính là nguyên nhân gây loãng xương.

Những điều cần biết về tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi

>>>>>Xem thêm: Đột tử là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bạn nên bổ sung canxi theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng ngộ độc canxi và thiếu canxi mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có thêm một lượng kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *