Bất đồng nhóm máu vàng da là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vàng da vì tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi mức độ vàng da của trẻ tăng lên và thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng, có thể gây tổn thương não bộ, sau đó là bại não. Đây là một di chứng nặng nề nếu không được điều trị tích cực.
Bạn đang đọc: Bất đồng nhóm máu vàng da ở trẻ sơ sinh và bệnh tan máu bẩm sinh
Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khỏe của trẻ sau này. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về hiện tượng bất đồng nhóm máu vàng da và bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Nhóm máu là gì?
Nhóm máu là một trong những đặc điểm sinh lý để giúp nhận dạng một người cụ thể. Nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các protein kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.
Dựa vào loại protein bám trên bề mặt của tế bào hồng cầu, máu được phân chia thành các nhóm khác nhau với các ký tự là A, B và O. Theo đó, cách phân định nhóm máu của con người theo hệ ABO là nhóm A, nhóm B, nhóm AB hoặc nhóm O. Điều này xảy ra là do có hai loại protein kháng nguyên được đại diện bởi A và B.
Trên bề mặt các tế bào hồng cầu của một người có kháng nguyên thì họ có nhóm máu A. Tuy nhiên, một người có nhóm máu AB có nghĩa là trên các tế bào hồng cầu của họ có hai loại kháng nguyên A và B, trong khi đó người có nhóm máu O đồng nghĩa là trên hồng cầu không có loại kháng nguyên nào.
Đối với hệ kháng nguyên Rh (Rhesus), máu sẽ được phân chia thành hai nhóm là Rh dương tính hoặc Rh âm tính và được ký hiệu là Rh+ hoặc Rh-. Người có nhóm máu Rh+ nghĩa là trên hồng cầu có protein Rh và điều này sẽ ngược lại đối với nhóm máu Rh-.
Như vậy, có đến 8 nhóm máu khác nhau chỉ với cách phân định nhóm máu theo hệ ABO và hệ Rh khi được mô tả cùng với nhau, bao gồm A+, B+, AB+, O+, A-, B-, AB- và O-. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách phân định thường được sử dụng và phổ biến nhất. Thực tế còn nhiều cách phân định nhóm máu khác nhưng không phổ biến, ít khi được nhắc tới.
Bất đồng nhóm máu là gì?
Nhóm máu của bào thai trong bụng mẹ được quy định là sự phối hợp của hai bộ nhiễm sắc thể (NST) của trứng và tinh trùng. Theo đó, thai nhi sẽ nhận ½ từ bộ gen của mẹ và ½ bộ gen của bố. Sự kết hợp này sẽ xác định trẻ thuộc nhóm máu ABO và Rh nào.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp vẫn xảy ra tình trạng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bào thai. Sự bất đồng nhóm máu sẽ được phân loại dựa vào hệ phân loại nhóm máu. Cụ thể như sau:
Không tương thích Rh
Hiện tượng không tương thích Rh xảy ra trong thai kỳ trong trường hợp mẹ là Rh- và bào thai là Rh+. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng khi cơ thể mẹ không nhận biết được loại protein này từ trước và coi nó là một kháng nguyên (chất lạ) xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhau thai bị tổn thương hoặc nhau thai bị bong trong quá trình chuyển dạ thì loại kháng nguyên Rh từ bào thai sẽ di chuyển vào tuần hoàn máu của người mẹ thông qua dây rốn.
Lúc này, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể để gắn vào kháng nguyên và khởi động một cuộc tấn công chống lại các tế bào hồng cầu của bào thai. Hệ quả là tình trạng sảy thai thường xảy ra từ rất sớm.
Tuy nhiên, điều may mắn ở đây là tình trạng này hiếm khi xảy ra, bởi hầu hết mọi người đều có nhóm Rh+. Mặc dù vậy, theo thống kê có khoảng 13% nữ giới trong dân số có Rh-, đồng thời có nguy cơ mang thai không tương thích Rh. Điều này sẽ xảy ra khi người bố là Rh+ hoặc hoàn toàn không biết về tình trạng Rh trước đó.
Ngoài ra, sự không tương thích Rh giữa người mẹ và thai nhi có thể gây ra một tình trạng được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Nếu em bé còn sống cho đến lúc chào đời thì cũng sẽ gặp phải tình trạng vàng da sơ sinh rất nặng nề.
Không tương thích ABO
Thai phụ và thai nhi có thể sẽ không có sự tương thích về nhóm máu ABO và là nguyên nhân gây ra bệnh lý tâm máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, so với hệ Rh, hiện tượng không tương thích này thường gây ra hậu quả ít nghiêm trong hơn. Tình trạng này xảy ra khi người mẹ có nhóm máu O và thai nhi là nhóm A, B hoặc AB.
Tương tự với sự không tương thích Rh, điều này sẽ làm kích hoạt hệ miễn dịch của mẹ và xem các kháng nguyên A hoặc B trong máu của thai nhi là các chất lạ, từ đó gây ra phản ứng miễn dịch, tấn công cũng như tiêu huỷ chúng.
Tìm hiểu thêm: Sản phẩm kem dưỡng Bioderma tím dùng cho da gì?
Bất đồng nhóm máu vàng da ở trẻ sơ sinh và bệnh tan máu bẩm sinh
Hiện tượng không tương thích về nhóm máu giữa thai phụ và thai nhi có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau, nổi bật nhất là bệnh tan máu bẩm sinh với các biểu hiện như vàng da, thiếu máu. Vàng da là một triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau sinh và diễn ra rất nhanh. Đối với bất đồng nhóm máu vàng da trong trường hợp không tương thích thuộc nhóm máu hệ ABO thường xảy ra ở mức độ nhẹ và sẽ biến mất theo thời gian.
Tuy nhiên, đối với trường hợp không tương thích hệ Rh, hậu quả xảy ra có thể rất nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Lúc này, trẻ sơ sinh có thể được sinh ra trong tình trạng vàng da nghiêm trọng và được đặc trưng bởi sự tích tụ bilirubin – một sản phẩm được giải phóng ra sau quá trình phân huỷ của tế bào hồng cầu. Sự tích tụ chất bilirubin chính là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da đặc trưng có thể quan sát thấy trên da và củng mạc mắt của em bé.
Thông thường, gan là một cơ quan sẽ làm nhiệm vụ xử lý và đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể thông qua đường ruột rồi bài tiết ra bên ngoài. Ở những trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh do tình trạng phá vỡ các tế bào hồng cầu diễn ra một cách ồ ạt với một số lượng quá lớn, khiến gan chuyển hóa không kịp, từ đó gây tích tụ chất bilirubin trong máu với nồng độ cao và biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng vàng da.
Vàng da do tăng bilirubin tự do là một hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, nó thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 và kéo dài từ 7 – 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, tình trạng vàng da nhiều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng là tích tụ hàm lượng lớn chất bilirubin, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến tổn thương não, được gọi là vàng da nhân – kernicterus. Lúc này, trẻ không chỉ bị vàng da nghiêm trọng mà còn xuất hiện thêm dấu hiệu về rối loạn tri giác như thờ ơ, lừ đừ, ngủ gà và li bì. Ngoài ra, trẻ có thể bị yếu cơ, giảm phản xạ, cơn gồng cứng cơ, cong cổ và lưng, khóc the thé, sốt và co giật.
Bất đồng nhóm máu vàng da nhân được coi là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp. Trẻ cần được điều trị tích cực để đào thải bilirubin bằng liệu pháp chiếu đèn và xem xét đến truyền máu nhằm mục đích giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương cho não bộ, ngăn chặn biến chứng bại não do vàng da.
>>>>>Xem thêm: Circuit training là gì và những lưu ý khi tập
Để phòng ngừa tai biến do bất đồng nhóm máu vàng da ở trẻ sơ sinh, chị em phụ nữ nên khám và sàng lọc bệnh trước khi mang thai để chủ động và sớm phát hiện ra các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng bất đồng nhóm máu vàng da và bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm