Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

Stent mạch vành đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý tim mạch, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ các biến chứng do tắc nghẽn mạch vành. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn thắc mắc về độ bền của stent mạch vành. Chúng ta sẽ khám phá những thông tin chi tiết về độ bền của stent mạch vành và cách chăm sóc bệnh nhân sau khi đặt stent để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành.

Bạn đang đọc: Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về độ bền của stent mạch vành. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của stent, cũng như khả năng duy trì chức năng của stent theo thời gian. Những thông tin này có thể giúp bệnh nhân và người chăm sóc hiểu rõ hơn về quy trình điều trị và cách duy trì sức khỏe tim mạch sau khi đã đặt stent.

Stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành là một ống lưới được đưa vào động mạch tim khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn nhằm cho phép máu lưu thông. Khi các động mạch trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn, tim có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây đau ngực, khó thở hoặc thậm chí là đau tim. Nó có thể xảy ra do sự tích tụ mảng bám gồm chất béo, cholesterol và các chất khác trong thành động mạch.

Thủ thuật đặt stent mạch vành được gọi là nong mạch vành. Stent được thiết kế để giãn ra khi một quả bóng nhỏ được bơm căng bên trong động mạch và sau đó giữ nguyên tại chỗ, stent hoạt động như một giàn giáo để giữ cho động mạch mở ra. Stent mạch vành thường được sử dụng để điều trị bệnh động mạch vành, khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn.

Hiện nay có nhiều loại stent mạch vành khác nhau, bao gồm stent kim loại trần, stent phủ thuốc, stent tự tiêu sinh học và stent trị liệu kép. Mỗi loại stent đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn stent tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

Stent mạch vành là một ống lưới được đưa vào động mạch tim khi động mạch bị thu hẹp cản trở máu lưu thông

Các loại stent mạch vành

Có 4 loại stent mạch vành:

  • Stent kim loại trần: Stent kim loại trần là loại stent mạch vành lâu đời nhất và bao gồm một ống lưới thép được đặt trong động mạch bị tắc. Những stent này đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và được biết đến với độ bền khá cao. Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ tái hẹp cao khiến người bệnh có thể phải thực hiện lại thủ thuật.
  • Stent phủ thuốc: Stent phủ thuốc được phủ thuốc giúp ngăn ngừa động mạch bị thu hẹp lại sau khi đặt stent. Hiện nay, stent này là loại stent mạch vành được sử dụng nhiều nhất trong bệnh mạch vành. Thuốc sử dụng trên stent sẽ được giải phóng từ từ theo thời gian, giúp ngăn ngừa sự hình thành mô sẹo bên trong stent.
  • Stent tự tiêu sinh học: Stent tự tiêu sinh học là loại stent mới hơn được thiết kế để tan dần theo thời gian. Loại stent này được làm từ vật liệu giống như chỉ khâu có thể tiêu hủy và được cơ thể hấp thụ theo thời gian. Điều này có thể mang lại lợi ích cho một số bệnh nhân.
  • Stent trị liệu kép: Stent trị liệu kép là một bước tiến đối với stent mạch vành phủ thuốc, được thiết kế để giảm nguy cơ tái hẹp và hình thành huyết khối trong stent, đồng thời thúc đẩy quá trình lành tổn thương. Tuy nhiên, stent trị liệu kép cũng là một trong những loại stent mạch vành có chi phí cao nhất.

Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

Có 4 loại stent mạch vành, trong đó stent phủ thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Độ bền của stent mạch vành

Stent mạch vành có khả năng tồn tại suốt đời, nhưng hiệu quả chống tắc mạch của chúng chỉ duy trì trong khoảng thời gian nhất định, thường từ vài tháng đến khoảng 10 – 15 năm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại stent, phương pháp đặt, cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Thời gian kéo dài độ bền của stent mạch vành và hiệu quả của nó phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Sự tăng sinh mô sẹo: Trong quá trình đặt stent, có thể gây tổn thương mạch máu, dẫn đến sự tăng sinh mô sẹo. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tái hẹp.
  • Cục máu đông: Hình thành cục máu đông trong stent có thể giảm hiệu quả của stent, gây đau thắt ngực và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính.
  • Mảng xơ vữa: Chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học và yếu tố cá nhân đều có thể góp phần vào việc hình thành mảng xơ vữa, ảnh hưởng đến hiệu quả của stent.
  • Loại stent sử dụng: Mỗi loại stent có tuổi thọ khác nhau. Stent khung kim loại trần có thể bền vững lâu dài, nhưng có nguy cơ huyết khối cao hơn. Stent tự tiêu có thể mất đi sau khoảng 3 – 5 năm. Stent phủ thuốc và đặc biệt là stent trị liệu kép, có thể tồn tại suốt đời và có tuổi thọ lâu nhất.
  • Lựa chọn phương pháp điều trị: Sự lựa chọn giữa các loại stent còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân, cũng như khả năng của cơ sở y tế.

Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp bệnh nhân và các chuyên gia y tế đưa ra quyết định đặt stent mạch vành một cách an toàn và có hiệu quả lâu dài.

Tìm hiểu thêm: Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có sao không?

Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết
Độ bền của stent mạch vành phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Cách chăm sóc người bệnh sau đặt stent mạch vành

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành như thế nào để nâng cao hiệu quả điều trị? Sự tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng và kéo dài hiệu quả của stent mạch vành. Để giảm nguy cơ tái tắc mạch và ngăn ngừa các biến chứng sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh nên lưu ý một số điều trong việc dùng thuốc và lối sống.

Trong tháng đầu sau khi đặt stent, người bệnh cần hạn chế vận động cường độ cao. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cần tránh nâng vật nặng và các hoạt động gắng sức trong khoảng một tuần hoặc cho đến khi vết thương lành lại. Vận động vừa phải, tăng dần cường độ và nghỉ ngơi ngay khi có các dấu hiệu như đau ngực hoặc khó thở.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không bao giờ được tự ý ngừng uống. Tạo thói quen uống thuốc vào cùng một thời điểm hàng ngày để tránh quên. Đồng thời, tuân thủ lịch hẹn tái khám sẽ giúp theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như hiệu quả của stent.

Ngoài ra, chế độ ăn Địa Trung Hải thường được khuyến nghị là chế độ ăn lý tưởng sau khi đặt stent mạch vành. Chế độ ăn giàu trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo lành mạnh, hạn chế đường và natri, tất cả đều thúc đẩy sức khỏe tim mạch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngừng hút thuốc, không sử dụng rượu và tránh chất kích thích. Bên cạnh đó, cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tuân thủ những biện pháp trên, bệnh nhân có thể đóng góp tích cực vào việc duy trì độ bền của stent mạch vành và giảm nguy cơ tái hẹp.

Độ bền của stent mạch vành và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Vảy nến da đầu là gì? Bệnh vảy nến da đầu có chữa được không?

Chế độ ăn Địa Trung Hải là một trong những chế độ ăn tốt nhất cho bệnh nhân sau khi nong mạch vành

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có được những thông tin hữu ích về độ bền của stent mạch vành cũng như những lợi ích mà stent mạch vành đem lại. Hiệu quả chống tắc mạch của stent mạch vành sẽ kéo dài khoảng 10 – 15 năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại stent, phương pháp đặt, cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *