Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là việc cần thiết để xác định bạn có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không. Vậy bạn có biết phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ chưa? Bài viết của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn nhiều thông tin về chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Do đó việc chẩn đoán đái tháo đường sẽ quan trọng trong việc đặt mục tiêu đường huyết bình thường. Hiện nay các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cũng không phức tạp và ở bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được.
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩ của WHO thì có 2 nhóm như sau:
- Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy/overt diabetes): Nghĩa là phụ nữ mang thai có mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn. Nhóm này được phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và không biến mất sau khi sinh con.
- Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM): Người mắc đái tháo đường thai kỳ có mức glucose huyết tương thấp hơn đái tháo đường mang thai. Đái tháo đường thai kỳ mắc trong thời kỳ mang thai và tự khỏi sau khi sinh con.
Đối với phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiền sản giật. Tiền sản giật có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cho sản phụ và thai nhi. Ngoài ra cũng có thể gặp các hậu quả của đái tháo đường thai kỳ như: Tăng huyết áp, đa ối, sảy thai, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, đột quỵ, suy gan, suy thận,…
Đối với thai nhi có thể gặp các vấn đề như: Thai không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu, thai nhi tăng trưởng quá mức ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Đối với trẻ sơ sinh, đái tháo đường thai kỳ gây ra các vấn đề: Tử vong ngay sau sinh, hạ glucose huyết tương, mắc các bệnh lý chuyển hóa và đường hô hấp, dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh,…
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Do đó sau khi sinh khoảng 4 – 12 tuần nên đi tầm soát đái tháo đường bằng nghiệm pháp dung nạp glucose.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ là: Phụ nữ đã từng sinh con trên 3,5kg, phụ nữ mang thai trên 30 tuổi, phụ nữ có tình trạng thừa cân béo phì, phụ nữ có tiền sử thai sản bất thường.
Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Bởi vì các vấn đề xảy ra trên phụ nữ mang thai và thai nhi khá nghiêm trọng nên việc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần chính xác. Do đó, hiện nay phương pháp xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ được khuyến cáo là nghiệm pháp dung nạp glucose. Cách thực hiện như sau:
- Cho thai phụ uống 75g glucose;
- Lấy máu định lượng glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ và 2 giờ;
- Trong thời gian làm xét nghiệm không được ăn uống thêm gì.
Kết quả xác định đái tháo đường thai kỳ dựa vào lượng glucose huyết được xác định khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 5.1 mmol/L (hoặc ≥ 92 mg/dL);
- Glucose huyết tương sau 01 giờ ≥ 10.0 mmol/L (hoặc ≥ 180 mg/dL);
- Glucose huyết tương sau 02 giờ ≥ 8.5 mmol/L (hoặc ≥ 153 mg/dL).
Nghiệm pháp dung nạp glucose thực hiện ở tuần thứ 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Không thực hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần 34 trở lên.
Dựa vào kết quả dung nạp glucose bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bạn có đang mắc đái tháo đường thai kỳ hay không. Mục tiêu điều trị là đạt được mục tiêu đường huyết hoặc càng gần bình thường càng tốt. Cụ thể theo ADA 2017 sẽ có các mục tiêu glucose máu ở mao mạch như sau:
- Lúc đói của mẹ ≤ 5,3 mmol/L;
- Sau ăn 1 giờ ≤ 7,8 mmol/L;
- Sau 2 giờ ≤ 6,7 mmol/L.
Ngoài ra các chỉ số xét nghiệm khác khi khám thai định kỳ cũng được bác sĩ quan tâm như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, định lượng cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, Triglycerides lúc đói, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chức năng thận, điện tâm đồ,…
Tìm hiểu thêm: Bị bệnh thiếu máu huyết tán có chữa được không?
Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
Việc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ giúp cho việc kiểm soát đường huyết trong thai kỳ tốt hơn. Từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai, sinh con và sau sinh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu hồng cầu lắng là gì?
Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tập trung vào chế độ ăn uống. Trong đó có thể kể đến cách chọn chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc đái tháo thai kỳ như sau:
- Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm không đường, ít béo, nhiều chất xơ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Thịt nạc, cá, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai ít béo, các loại rau củ quả,… Mỗi ngày nên nạp khoảng 400g rau xanh.
- Ưu tiên ăn các món được chế biến hấp, luộc. Không nên chọn các món chiên xào ở nhiệt độ cao.
- Hạn chế tối đa nhóm thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết sau ăn: Nước ngọt, bánh, kẹo, mứt, kem, chè, trái cây sấy khô,… Bên cạnh đó cũng nên giảm các món ăn nhanh có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe.
- Trong chế biến món ăn không nên sử dụng đường trắng. Có thể thay thế bằng đường dành cho người bị bệnh tiểu đường hoặc sử dụng một lượng nhỏ đường trong mỗi món ăn.
- Những món nên tránh bao gồm: Rượu bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá…. Đồng thời cũng nên giảm các loại gia vị mạnh như ớt, tiêu, tỏi.
Ngoài vấn đề ăn uống thì vấn đề thể chất cũng cần được quan tâm. Do đó bạn nên tập luyện ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi. Thời gian tập là khoảng trong 10 phút sau ăn. Có nhiều khuyến cáo cho rằng phụ nữ mang thai nên vận động ở cường độ nhẹ đến trung bình để giúp kiểm soát cân nặng, phục hồi nhanh thể trạng sau sinh.
Cách phòng tránh mắc đái tháo đường thai kỳ tốt nhất là thực hiện các chế độ luyện tập trước khi bắt đầu mang thai. Trong đó cũng bao gồm việc điều chỉnh thói quen ăn uống gây tăng đường huyết. Đặc biệt là việc kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì cũng góp phần tránh được nguy cơ khi mắc các bệnh khác đi kèm.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được việc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hi vọng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm