U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỷ lệ người mắc u trực tràng đang có xu hướng ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Phần lớn các trường hợp đều là u lành tính nhưng nếu chủ quan, chúng có thể tiến triển thành u ác tính. Vậy u trực tràng lành tính là gì?

Bạn đang đọc: U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

U trực tràng lành tính là một loại u trực tràng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù u lành tính không gây nguy hiểm nhưng lại có khả năng tiến triển thành u ác tính gây ung thư. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Vậy làm thế nào để phân biệt khối u ở trực tràng là lành tính hay u ác tính?

U trực tràng lành tính là gì? Có nguy hiểm không?

U trực tràng lành tính là một dạng polyp xuất hiện trên niêm mạc trực tràng. Loại u này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra triệu chứng như rối loạn tiêu hóa và đi ngoài ra máu.

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

U trực tràng lành tính có khả năng diễn tiến thành ung thư

Có nhiều loại u trực tràng lành tính khác nhau như polyp trực tràng, u xơ, u mỡ, u mạch máu và một số loại u hiếm gặp khác. Trong trường hợp khối u lành tính phát triển và trở thành ung thư. Lúc này, việc loại khối u lúc không còn mang lại hiệu quả, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Polyp là loại u lành tính thường gặp nhất ở trực tràng, có thể xuất hiện từ 1 cái đến hàng chục cái trên niêm mạc. Ngoài ra, các loại u lành tính khác cũng có khả năng diễn tiến thành ung thư trực tràng. Do đó, phương pháp tốt nhất thường là phẫu thuật để loại bỏ khối u lành. Tuy nhiên, quyết định phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.

Các dạng u trực tràng lành tính thường gặp

U trực tràng lành tính thường không gây ra triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe hoặc kiểm tra trực tràng thường xuyên. Tuy nhiên, quá trình theo dõi và kiểm tra cũng rất cần thiết để xác định tính lành tính và loại trừ khả năng xuất hiện các biểu hiện ác tính.

U trực tràng lành tính có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như:

U niêm mạc trực tràng

Thường gặp nhất là polyp trực tràng, xuất hiện trên bề mặt lớp niêm mạc trong trực tràng. Trong trường hợp, số lượng polyp nhiều hơn 1 cái và có thể lên đến hàng chục cái thường được gọi là bệnh đa polyp.

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

U niêm mạc trực tràng thường gặp nhất là polyp trực tràng

Đa số các trường hợp bị polyp này thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, nếu có sẽ có những biểu hiện như:

  • Đi đại tiện ra máu: Khi đi ngoài sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc máu dính trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc rách hậu môn.
  • Thiếu máu: Tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt.
  • Đau buốt hậu môn: Tình trạng đi ngoài ra máu kèm dịch nhầy và đau buốt hậu môn xảy ra khi polyp trực tràng đã bị viêm, cần phải đi nội soi để kiểm tra ngay.
  • Sa ra ngoài: Polyp trực tràng có cuống dài và hình thành ở gần hậu môn có thể sẽ bị sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện. Nếu kích thước của polyp trực tràng quá lớn có thể làm bán tắc ruột.

U dưới niêm mạc trực tràng

Dạng u trực tràng lành tính này bắt nguồn từ các tổ chức liên kết như u mỡ, u xơ, u mạch máu, u cơ và u bạch huyết. Dạng u này thường khá hiếm gặp nhưng có thể phát triển và trở thành bệnh ung thư trực tràng. Do đó, biện pháp điều trị tốt nhất đối với những trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dựa trên các vấn đề liên quan khác như độ tuổi và tình trạng của người bệnh để quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay không.

Nguyên nhân hình thành khối u trực tràng lành tính

Khối u trực tràng lành tính có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Chế độ ăn không lành mạnh: Một chế độ ăn giàu đạm từ các loại thịt, mỡ động vật, đồ ăn có nhiều cholesterol, thường xuyên chế biến món ăn theo cách chiên rán, nướng hay hun khói. Đồng thời, ăn ít chất xơ, rau củ quả và trái cây có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u trực tràng lành tính.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh u trực tràng, các thành viên còn lại cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt là gia đình có nhiều người bị polyp tuyến.
  • Thói quen không lành mạnh: Việc tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích thường xuyên cũng là yếu tố gây u trực tràng lành tính. Thuốc lá chứa nhiều hóa chất làm mất cân bằng trao đổi chất và rối loạn quy trình phát triển tế bào, từ đó tăng nguy cơ hình thành u.
  • Thừa cân và béo phì: Người thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ cao hơn mắc u trực tràng so với những người có cân nặng bình thường.

Tìm hiểu thêm: U trực tràng ác tính và những điều cần biết

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?
Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh u trực tràng

Cách phân biệt khối u lành tính và ác tính

Khối u trực tràng lành tính và u trực tràng ác tính có sự khác biệt cơ bản về triệu chứng. Trong giai đoạn lành tính, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển thành u đại tràng ác tính, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng khá phổ biến, đôi khi các cơn đau này giống với triệu chứng của viêm ruột thừa hoặc viêm trực tràng. Cường độ cơn đau thường không mạnh mẽ và không rõ ràng, có thể xuất hiện ở vùng hố chậu phải, trái hoặc vùng thượng vị, tùy thuộc vào vị trí của khối u ác tính.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẽ, đây có thể là triệu chứng bình thường hoặc cũng là dấu hiệu của u trực tràng ác tính.
  • Chảy máu đại tràng và đại tiện ra máu: Máu thường có màu thẫm, xám lẫn với phân, ít khi có máu đỏ tươi. Hiện tượng chảy máu kéo dài có thể gây mất máu và nguy cơ tử vong.
  • Sờ thấy khối u: Ở giai đoạn muộn của bệnh, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng tắc ruột.

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẽ có thể là dấu hiệu của u trực tràng ác tính

Ngoài ra, u trực tràng ác tính có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như sút cân nhanh không rõ lý do, cơ thể gầy yếu xanh xao, thiếu máu và tinh thần suy sụp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt u lành và u ác. Đặc biệt đối với những khối u ác tính nhỏ, chúng có thể di chuyển và khó nhận biết.

Làm thế nào để chẩn đoán u trực tràng?

Để đánh giá chính xác kích thước, số lượng, vị trí và tính chất của khối u trực tràng, người bệnh cần thực hiện nội soi tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ kết hợp với việc lấy mẫu tế bào sinh thiết để xác định tính chất của u là u trực tràng lành tính hay u trực tràng ác tính.

Nếu u được xác định là u lành, chẳng hạn như polyp trực tràng thì thường sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Trong trường hợp u được xác định là ác tính, cần tiến hành các phương pháp chẩn đoán sâu hơn để đánh giá giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn và lây lan. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp.

U trực tràng lành tính có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Nóng rát sau lưng có phải dấu hiệu của bệnh không?

Người bệnh cần nội soi tiêu hóa để đánh giá chính xác khối u trực tràng

Cách tốt nhất để phát hiện sớm u trực tràng là chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đăng ký tầm soát các bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy theo dõi và đi khám sớm để đảm bảo chẩn đoán chính xác. Đồng thời, giúp làm tăng cơ hội thành công trong việc điều trị.

Khối u trực tràng lành tính dù không gây nguy hiểm, nhưng cũng không được chủ quan vì chúng có thể tiến triển thành u ác tính. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại u này và chủ động thăm khám để bảo vệ sức khỏe nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *