Đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống có những triệu chứng giống nhau khiến không ít người nhầm lẫn. Nếu bạn cũng chưa phân biệt được 2 căn bệnh này, đây chính là những thông tin mà bạn không nên bỏ lỡ.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống phân biệt như thế nào?
Đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống dù có những triệu chứng khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn nhưng lại có nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm và nguy cơ biến chứng hoàn toàn khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn biết cách phân biệt đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống một cách chi tiết nhất.
Đau nửa đầu là gì? Bệnh thiên đầu thống là gì?
Đau nửa đầu (ở đây chúng ta chỉ bàn đến đau nửa đầu migraine hay đau nửa đầu nguyên phát) là tình trạng đau một bên đầu ở mức độ là một cơn đau nhẹ cho đến cảm giác đau nhói dữ dội tùy trường hợp. Những cơn đau nửa đầu có thể chỉ thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất và cũng có thể kéo dài hàng giờ thậm chí vài ngày. Đau nửa đầu có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Những cơn đau này có thể kéo dài hoặc đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc học tập, lao động, sinh hoạt của chúng ta.
Bệnh thiên đầu thống còn có tên gọi khác là bệnh cườm nước, bệnh tăng nhãn áp hay bệnh glocom. Đây là bệnh về thoái hóa thần kinh thị giác dưới tác động của tình trạng tăng nhãn áp. Người mắc thiên đầu thống bị tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến suy giảm thị lực thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bất cứ ai cũng có thể bị mắc căn bệnh này, từ trẻ em đến người lớn tuổi.
Phân biệt đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống
Chúng ta có thể phân biệt đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau từ nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng đến nguy cơ biến chứng. Cụ thể là:
Phân biệt nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đau nửa đầu thường xuất phát từ sự co giãn bất thường của các mạch máu não và có sự tham gia của các dẫn truyền thần kinh. Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy tình trạng đau nửa đầu nguyên phát hay thứ phát. Nguyên nhân gây đau nửa đầu nguyên phát có thể là: Thay đổi nội tiết tố, các cảm xúc tiêu cực, sức khỏe suy yếu, do thực phẩm, do tác động từ môi trường sống hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Với bệnh thiên đầu thống, nguyên nhân gây bệnh chính xác và đầy đủ hiện vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh có thể do: Di truyền trong gia đình, dùng corticoid kéo dài, các bệnh lý có sẵn về mắt, các bệnh huyết áp cao hoặc thấp, bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp… Các yếu tố cảm xúc tiêu cực cũng là “chất xúc tác” dẫn đến căn bệnh này.
Phân biệt đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống qua triệu chứng
Giữa đau nửa đầu nguyên phát và bệnh thiên đầu thống có những biểu hiện bệnh giống nhau như:
- Với cả hai căn bệnh này, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc phải đều cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nam.
- Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau nhức mắt, thay đổi thị lực và thường là suy giảm thị lực, chói mắt, xuất hiện hào quang ở mắt.
- Đau nửa đầu cũng là triệu chứng thường gặp nhất và dễ gây nhầm lẫn nhất ở hai căn bệnh này.
- Nhạy cảm bất thường với âm thanh và ánh sáng.
- Người bệnh nôn ói hoặc có cảm giác buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Ngoài những triệu chứng giống nhau trên đây, 2 căn bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau và bạn có thể lấy đó làm căn cứ để phân biệt. Cụ thể là:
Đau nửa đầu |
Thiên đầu thống |
– Các cơn đau xuất hiện từng cơn, theo nhịp đập. Cơn đau có thể giảm dần rồi xuất hiện trở lại. – Cảm giác đau từ nhẹ đến vừa hoặc đau dữ dội. – Cảm giác đau gia tăng mỗi khi vận động nhiều. |
– Đau đầu âm ỉ, nhức nhối, kéo dài và xuất hiện sau khi mắt bị đau nhức dữ dội. |
– Đau nhức mắt kèm theo các cơn đau đầu. – Khi cảm giác đau đầu giảm, cảm giác đau nhức mắt và các thay đổi về thị lực cũng giảm. – Chỉ khi đau đầu nghiêm trọng mới thấy nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng. – Ít khi đau nửa đầu làm ảnh hưởng đến thị lực. – Hiếm khi đau nửa đầu gây nôn ói, trừ trường hợp đau quá nặng. |
– Đau nhức mắt dữ dội đến mức lan ra đau nửa đầu cùng bên với mắt. – Mắt bị căng tức, đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt, phù nề giác mạc, nhãn cầu căng cứng. – Cảm giác sợ ánh sáng hay tiếng động thường trực. – Thị lực bị ảnh hưởng rõ rệt và nghiêm trọng hơn hẳn. – Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói nhiều. |
Triệu chứng đau đầu rõ ràng hơn |
Triệu chứng đau nhức mắt, giảm thị lực rõ ràng hơn |
Mức độ nguy hiểm của đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống
Đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống cũng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đau nửa đầu nguyên phát là một bệnh không gây nguy hiểm đến nhưng có ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể kiểm soát để giảm tối đa những ảnh hưởng đó. Đau nửa đầu nghiêm trọng và kéo dài nếu không được kiểm soát sớm cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhưng nguy cơ này không cao bao gồm: Chóng mặt gây té ngã, co giật, mất ngủ, lo lắng trầm cảm, suy giảm chức năng não bộ, thiếu máu và oxy lên não, suy giảm thị lực.
Bệnh thiên đầu thống được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao hơn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Theo thống kê, trong số các bệnh về mắt, thiên đầu thống là bệnh có nguy cơ gây mù lòa đứng thứ 2, chỉ sau đục thủy tinh thể. Ngoài ra, không một loại thuốc điều trị hay một phương pháp phẫu thuật nào có thể phục hồi hoàn toàn những tổn thương được gây ra bởi bệnh thiên đầu thống. Người bị mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng thị lực lâu dài theo nhiều mức độ khác nhau.
Qua những so sánh trên đây, có thể thấy bệnh thiên đầu thống nghiêm trọng hơn và có thể để lại những hậu quả nặng nề hơn cho người bệnh. Vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng bệnh nào dù là nhẹ nhất, người bệnh cũng nên đi khám nhãn khoa sớm để được điều trị kịp thời, nhằm bảo vệ thị lực ở mức cao nhất. Đặc biệt, bệnh có tính di truyền nên nếu trong một gia đình có người mắc bệnh thì các thành viên khác cũng cần khám mắt định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Nên dùng kem chống nắng dạng gel hay sữa thì hiệu quả hơn?
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể phân biệt đau nửa đầu và bệnh thiên đầu thống để biết cách chăm sóc sức khỏe chủ động cho chính mình và cho gia đình. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, không phải căn cứ để bạn tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Dù tình trạng mình đang mắc phải là gì, nếu có các dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn đều nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm