U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

U máu bẩm sinh là một dạng khối u lành tính, tuy nhiên nó có thể tác động đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chiếm khoảng 10 – 12%). Điều này đòi hỏi quá trình chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

U máu bẩm sinh ở trẻ thường xuất hiện dưới dạng nhỏ và không nguy hiểm, nhưng nếu không can thiệp thì nó có khả năng phát triển nhanh chóng, tạo ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh u máu bẩm sinh.

U máu bẩm sinh là thế nào?

U máu bẩm sinh là một dạng khối u hình thành từ sự mở rộng và phát triển của các mạch máu, thường là mạch mao mạch. U thường xuất hiện ở vùng mặt, đầu, cổ hoặc bất kỳ điểm nào trên cơ thể trẻ. Đây là khối u không gây hại và xuất hiện khoảng 2 – 4 tuần sau khi trẻ mới chào đời. Tùy thuộc vào tính chất cụ thể của bệnh, u máu ở trẻ em phát triển một cách chậm rãi hoặc nhanh chóng và có thể có nhiều biểu hiện và kích thước khác nhau.

Các biến thể của u máu bẩm sinh bao gồm:

  • U máu dâu tây (u mao mạch): Gặp thường xuyên ở trẻ sinh non, thường xuất hiện tại một vị trí trên cơ thể. Nguyên nhân là do sự giãn ra của mạch máu ở lớp nông nhất của da nên gây ra dạng u này.
  • U máu hình ngọn lửa: Là vết bớt phẳng, có màu đỏ, màu tía hoặc hồng, thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh ở các vùng như da mặt, da đầu, mí mắt, vùng sau cổ. Nguyên nhân là do giãn ra của các mạch máu dưới da, không gây nguy hiểm đáng kể.
  • U máu hang (u mạch dưới da): Tạo ra những vết phồng có màu xanh tím trên da, ban đầu phát triển sau đó có thể giảm kích thước. Có thể xâm lấn vào niêm mạc miệng, amidan, họng hoặc xương hàm.
  • U máu hỗn hợp (u mạch máu hỗn hợp): Tình trạng có sự xuất hiện của hai dạng u máu khác nhau trên cơ thể.

U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả 1

Nhiều trẻ em gặp tình trạng u máu bẩm sinh khiến phụ huynh lo lắng

Nguyên nhân gây tình trạng u máu bẩm sinh

Nguyên nhân gây u máu bẩm sinh ở trẻ vẫn chưa được xác định chính xác. Trẻ mắc bệnh thường xuất phát từ gia đình có tiền sử với u máu, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học chứng minh mối liên kết giữa u máu ở trẻ em và các yếu tố di truyền.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh u máu ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ có cân nặng dưới mức bình thường khi sinh;
  • Trẻ sinh non;
  • Trẻ sinh đôi hoặc sinh ba;
  • Mẹ mắc nhiễm khuẩn hoặc virus trong thời kỳ thai nghén;
  • Trẻ da trắng;
  • Trẻ gặp rối loạn về hormone hoặc hệ miễn dịch;
  • Trẻ tiếp xúc với hóa chất độc hại;
  • Trẻ trải qua chấn thương;
  • Trẻ có vấn đề bất thường liên quan đến mạch máu.

U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả 2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị u máu bẩm sinh

Triệu chứng nhận biết u máu bẩm sinh

Triệu chứng của u máu bẩm sinh thường bắt đầu dưới dạng một đốm nhỏ giống như nốt ruồi son. Theo sự phát triển của cơ thể, nó có thể mở rộng thành một mảng da sần sùi và có màu hồng đậm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà u máu bẩm sinh ở trẻ có thể mang nhiều dạng hình khác nhau, bao gồm:

  • U phẳng (vết rượu vang): U phẳng, u có màu đỏ hoặc tím, gây biến dạng cơ khi thâm nhiễm vào cơ.
  • U thể hang: U có màu đỏ, phát triển nhanh chóng, nhô lên bề mặt da hoặc thâm nhiễm vào cơ quan gần đó. U thường có dạng sần sùi như chùm nho, dễ gây tổn thương và nhiễm trùng.
  • U dưới da: Nằm dưới da, bề mặt da bình thường, u tạo ra vùng màu tím dưới da với độ căng và có thể bóp xẹp.
  • U máu xương: Thường xuất hiện ở vùng xương hàm, có thể gây chảy máu chân răng và phá hủy xương hàm.
  • U máu thể động mạch: Phát triển chậm và lớn dần khi trẻ trưởng thành. Xuất hiện cảm giác nóng khi sờ vào.
  • U bạch mạch: Phát triển chậm, u căng, mềm và chứa túi dịch màu vàng chanh. U máu bẩm sinh này có thể gây biến dạng khu vực xuất hiện như chân, tay, mặt.
  • U hỗn hợp: Kết hợp giữa u thể hang và u bạch mạch. Một phần u nhô lên trên bề mặt da và phần còn lại nằm dưới da, gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Bột sủi thanh nhiệt Live Cool có tốt không?

U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả 3
Mỗi dạng u máu bẩm sinh có những triệu chứng nhận biết khác nhau

Cách điều trị u máu bẩm sinh ở trẻ

Đa số các trường hợp u máu bẩm sinh có xu hướng tự giảm sau một khoảng thời gian, thường là từ 3 đến 10 năm. Tuy nhiên, u máu bẩm sinh cũng có thể có nhiều diễn biến khác nhau, từ tự khỏi, ổn định mà không phát triển thêm đến việc tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hoặc chậm, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, tạo ra ảnh hưởng về chức năng và thẩm mỹ.

Phương pháp điều trị u máu bẩm sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vị trí và tính chất của u máu, mục tiêu của bệnh nhân. Điều quan trọng là không phải mọi trường hợp u máu đều cần phải được điều trị.

Các phương pháp can thiệp đối với u máu bẩm sinh bao gồm:

  • Phương pháp vật lý: Sử dụng phương pháp như radium, phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ.
  • Điều trị hóa học: Áp dụng tiêm thuốc xơ hoá để ổn định tình trạng u máu.
  • Phẫu thuật nhỏ: Bao gồm các phương pháp như cạo, mài, xăm, vừa khâu xơ hoá, nhuộm màu hoặc cắt một phần.
  • Phẫu thuật lớn: Bao gồm việc loại bỏ toàn bộ u máu và tái tạo hình dạng.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như loại u máu, mức độ nguy hiểm của u máu, vị trí của nó cũng như tuổi và giới tính của bệnh nhân, sẽ có sự lựa chọn về phương pháp điều trị thích hợp.

Quyết định có cần phải điều trị u máu bẩm sinh hay không phụ thuộc vào các dạng u máu, đòi hỏi một đánh giá cẩn thận về mức độ tổn thương và tình trạng cụ thể của u máu để đưa ra quyết định can thiệp phù hợp.

Tóm lại, u máu bẩm sinh ở trẻ em thường xuất hiện dưới dạng nhỏ và không nguy hiểm nhưng lại có khả năng phát triển nhanh chóng, tạo ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi con sát sao và ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

U máu bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Cây phèn đen trị gai cột sống được không?

Người bệnh cần điều trị u máu bẩm sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin quan trọng về bệnh u máu bẩm sinh, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Hy vọng rằng, những kiến thức của chúng tôi sẽ giúp đỡ gia đình trong việc chăm sóc và đối phó với bệnh u máu bẩm sinh ở trẻ, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Trẻ sơ sinhdị tật bẩm sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *