Học cách thải độc sau khi truyền hóa chất là việc làm rất cần thiết đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị. Vậy người bệnh cần phải bắt đầu từ đâu và thanh lọc cơ thể theo cách nào để mang lai hiệu quả cao nhất?
Bạn đang đọc: Cách thải độc sau khi truyền hóa chất nhanh và hiệu quả nhất
Khi nắm được những thông tin cơ bản về cách thải độc sau khi truyền hóa chất, người bệnh có thể áp dụng trên chính bản thân mình để giảm thiểu tác dụng phụ do liệu pháp can thiệp này gây ra. Đặc biệt việc thải độc còn giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi thể lực sau hóa trị ở mỗi bệnh nhân ung thư.
Hóa trị là gì?
Hóa trị hiểu đơn giản là phương pháp điều trị ung thư bằng hóa chất. Khi can thiệp, bác sĩ sẽ đưa thuốc vào người bệnh nhân qua nhiều con đường: Uống, tiêm dưới da, truyền tĩnh mạch,…
Về bản chất, đây là liệu pháp sử dụng hóa chất để phá vỡ, tiêu hủy các tế bào ung thư, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển, phân chia và xâm lấn của chúng đến các cơ quan khác. Thông thường, các tế bào ác bị rối loạn chu kỳ tế bào nên chúng có tốc độ phân chia nhanh hơn hẳn tế bào bình thường. Khi đưa hóa chất điều trị vào cơ thể người bệnh, nhân tố này xem tế bào ung thư là đối tượng đích và hoạt động với vai trò ức chế sự tăng sinh của chúng.
Tuy vậy không thể loại trừ hoàn toàn tác động gây hại của hóa trị đến tế bào bình thường. Điều này giải thích vì sao khi hóa trị ung thư, người bệnh thường xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng ngại và đây chính là tác dụng phụ của liệu pháp can thiệp này.
Tác dụng phụ của hóa trị có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết hoặc kéo dài dai dẳng kể cả sau khi kết thúc đợt truyền hóa chất. Tùy từng cơ địa, chúng sẽ biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng nhìn chung việc can thiệp giảm nhẹ là khuyến cáo chung dành cho mọi trường hợp.
Những tác dụng phụ đi kèm
Tác dụng phụ của hóa trị chính là bằng chứng cho thấy cơ thể đang bị nhiễm độc. Và sự nhiễm độc này có thể biểu hiện ra bên ngoài thông qua một số triệu chứng điển hình sau:
- Buồn nôn: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp điều trị ung thư này. Cơn buồn nôn xuất hiện từ rất sớm, có thể ngay sau thời điểm vào thuốc 1 – 2 giờ. Trong một số trường hợp, hiện tượng này kéo dài tới vài tuần sau điều trị. Tùy từng ca bệnh mà buồn nôn có thể đi kèm nôn, ọe hoặc không.
- Mệt mỏi: Hầu hết bệnh nhân truyền hóa chất đều cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn điều trị. Đây là cách nói bao quát nhất về hàng loạt các trạng thái tích hợp như: Buồn ngủ, kiệt sức, nặng nề tay chân, bối rối, mất kiên nhẫn,…
- Rối loạn tiêu hóa: Khi sử dụng thuốc hóa trị, cảm giác đau đớn, buồn nôn là khó tránh khỏi. Và để giảm thiểu hai triệu chứng này thì bác sĩ thường kê thêm thuốc giảm đau và chống buồn nôn cho bệnh nhân. Trong một diễn biến khác, cả thuốc hóa trị và hai đại diện vừa nêu đều có thể gây rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy) nên thói quen đại tiện của người bệnh sẽ thay đổi trong giai đoạn này.
- Nhiễm độc tủy xương: Hóa chất điều trị ung thư có thể làm bất hoạt một phần quá trình sản sinh tế bào máu của tủy xương. Kết quả là làm giảm lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Cùng với đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đi kèm như: Choáng, xây xẩm, dễ chảy máu, khó cầm máu, nhiễm khuẩn,…
- Da và móng thay đổi hình thái, kết cấu: Một số loại hóa chất khi truyền vào cơ thể có thể khiến da bệnh nhân trở nên mẫn cảm hơn, dễ bong tróc, mẩn ngứa hoặc chuyển màu đen sạm. Bên cạnh đó, móng tay cũng chuyển màu đậm hơn bình thường, dễ gãy do bị giòn và khô.
- Rụng tóc: Không phải bệnh nhân nào điều trị hóa chất cũng bị rụng tóc vì điều này còn lệ thuộc vào loại thuốc mà họ được chỉ định. Tuy vậy, đây vẫn là tác dụng phụ khá phổ biến và cùng với tóc thì lông mi, lông mày, lông nách,… cũng có thể rụng theo. Hiện tượng này thường xảy ra cách thời điểm vào thuốc lần đầu tiên 2 – 3 tuần. Sau khi đợt điều trị hóa chất kết thúc, người bệnh sẽ mất tối thiểu 4 tháng để tóc mọc đều trở lại.
- Viêm răng miệng: Nhiễm trùng, viêm loét miệng cũng là những tác dụng phụ thường thấy ở bệnh nhân đang điều trị hóa chất. Vấn đề này sẽ càng rõ ràng hơn nếu người bệnh vốn sẵn có các bệnh lý ở vùng răng miệng.
Cách thải độc sau khi truyền hóa chất
Nhiễm độc trong hóa trị là điều không thể ngăn ngừa nhưng can thiệp giảm nhẹ thì hoàn toàn có thể. Trong đó có 2 cách thải độc sau khi truyền hóa chất được các chuyên gia y tế đánh giá cao, đó là chú trọng vào dinh dưỡng và tăng cường luyện tập thể chất. Cụ thể như sau:
Liệu pháp dinh dưỡng
Hóa chất điều trị ung thư sẽ làm hao mòn cơ thể người bệnh, khiến họ sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, đau nhức và tinh thần cũng dần kiệt quệ. Vậy nên cách thải độc sau khi truyền hóa chất và phục hồi thể lực hiệu quả nhất chính là tập trung vào liệu pháp dinh dưỡng để cải thiện tình hình. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Ăn đa dạng thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Trong đó đặc biệt ưu tiên các loại rau họ Cải và quả họ Cam vì đây là những đại diện có khả năng thải độc mạnh mẽ do chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.
- Nên chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Với những người bị nhiệt miệng thì nên ưu tiên đồ ăn mềm và loãng. Chú ý đảm bảo ăn chín, uống sôi, nói không với các thực phẩm tái, sống.
- Không nên sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ chúng, chất béo có nguồn gốc động vật, thực phẩm chiên rán, đồ chế biến sẵn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa cà phê, bia, rượu, đồ cay nóng, đồ uống có gas nếu không muốn hiện tượng nhiễm độc thêm phần trầm trọng.
Tìm hiểu thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối?
Tập luyện
Do bệnh nhân hóa trị đang ở trong giai đoạn mệt mỏi, mất sức nên nhiều người cho rằng họ cần nghỉ ngơi thay vì thực hiện các bài tập rèn luyện thân thể. Thế nhưng có không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc luyện tập vừa sức sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể lực, cải thiện sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa và đẩy nhanh tốc độ thải độc. Các bài tập mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm: Đi bộ nhanh, thiền định, tập yoga, thể dục nhịp điệu,…
>>>>>Xem thêm: Quy trình và chỉ định đặt sonde tiểu nữ
Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể thì thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách, đi chơi hoặc trò chuyện cùng người thân cũng là những cách thải độc sau khi truyền hóa chất đơn giản mà hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng giàu vitamin và chất chống oxy hóa theo lời khuyên của bác sĩ để tối ưu quá trình phục hồi sau điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dinh dưỡng