Việc tiêm phòng đã trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm liệu rằng trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không?
Tuy việc tiêm phòng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ em, nhưng với trẻ bị thông liên thất, việc quyết định tiêm phòng có hay không vẫn cần sự tư vấn và hướng dẫn từ các chuyên gia y tế. Mời bạn cùng tìm hiểu
trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không qua bài viết dưới đây.
Thông liên thất là gì?
Tình trạng thông liên thất xảy ra khi lưu lượng máu và áp lực trong hệ tuần hoàn phổi tăng cao, gây ra khó thở, sự suy giảm về ăn uống và tăng cân chậm chạp ở phần lớn trẻ em. Nếu áp lực trong phổi tăng lên, các biện pháp can thiệp như bít lỗ thông hoặc phẫu thuật sớm có thể được đề xuất. Một số lỗ thông có thể tự giảm kích thước dần và không ảnh hưởng đáng kể đến tim, cho phép việc phẫu thuật được hoãn lại cho đến khi trẻ lớn hơn.
Trái tim bình thường bao gồm bốn buồng. Hai buồng ở phía trên của tim hoạt động như những hồ chứa, thu thập máu trở lại tim. Chúng được gọi là tâm nhĩ. Máu sau đó chảy từ tâm nhĩ xuống hai buồng ở phía dưới, được gọi là tâm thất. Máu được bơm từ các buồng này vào các động mạch lớn theo nhịp đập của tim. Động mạch phổi, xuất phát từ tim phải, mang máu đến phổi. Trong khi đó, động mạch chủ, xuất phát từ tim trái, đưa máu đến khắp cơ thể.
Hai tâm thất được tách ra bằng một bức tường chung gọi là vách liên thất. Trẻ em sinh ra với thông liên thất sẽ có một lỗ trên vách liên thất. Khi đó, máu giàu oxy (màu đỏ) từ tâm thất trái chảy qua lỗ thông trên vách liên thất và pha trộn với máu ít oxy (màu xanh) trong tâm thất phải. Điều này có thể làm tăng áp lực trong mạch máu phổi.
Thông liên thất có nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu
trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không thì phụ huynh cần tìm hiểu xem bệnh này có nguy hiểm không? Khi trẻ lớn lên, một số trường hợp lỗ thông liên thất nhỏ có khả năng tự đóng lại. Tuy nhiên, lỗ thông trung bình hoặc lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ – từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Một số biến chứng như:
Suy tim
Khi lỗ thông liên thất có kích thước trung bình hoặc lớn, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể. Do đó, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị suy tim và gặp các vấn đề về dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển, tăng cân kém.
Tăng áp động mạch phổi
Lỗ thông liên thất gây ra tăng lưu lượng máu đến phổi, làm tăng áp động mạch phổi. Điều này có thể gây hư hỏng vĩnh viễn cho động mạch phổi. Ngoài ra, biến chứng này còn có nguy cơ gây ra hiện tượng đảo ngược dòng máu qua lỗ, được gọi là hội chứng Eisenmenger, có tính nguy hiểm cao.
Viêm nội tâm mạc
Trẻ bị thông liên thất có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc. Đây là một tình trạng nhiễm trùng bề mặt bên trong tim do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra.
Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh thông liên thất cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây đột quỵ và tử vong bất kỳ lúc nào.
Các vấn đề về van tim
Bệnh thông liên thất có thể gây hại cho hệ thống dẫn truyền điện học của tim, dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim (nhịp tim thất thường). Ngoài ra, van tim gần đó cũng bị thay đổi cấu trúc và làm hở van tim.
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà phụ huynh cần biết
Cách chăm sóc trẻ bị thông liên thất
Các trẻ bị chẩn đoán mắc thông liên thất cần tuân thủ một chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt. Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ có thể phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh. Đặc biệt:
- Năng lượng mỗi bữa ăn của trẻ mắc thông liên thất thường cao hơn so với trẻ bình thường. Do đó, mẹ cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất, tránh để trẻ trở nên chán ăn và mắc suy dinh dưỡng nặng. Đối với những trẻ không thể bú mẹ, có thể sử dụng ống cho ăn để truyền sữa cho bé.
- Trẻ mắc thông liên thất thường có khó khăn trong việc ăn, nuốt và tiêu hóa. Mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày (từ 8 đến 12 bữa/ngày thay vì 3 đến 5 bữa/ngày như trẻ bình thường).
- Khi trẻ có các biến chứng như suy tim, tăng áp động mạch phổi hoặc thiếu oxy tim nặng, mẹ cần hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh, tránh tình trạng căng sức.
- Ngoài ra, tránh để trẻ căng thẳng, quấy khóc và mệt mỏi. Mẹ cần kiểm soát ngay các triệu chứng táo bón và sốt ở trẻ (nếu có).
Trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không?
Đối với trẻ bị thông liên thất, trẻ sẽ yếu đuối và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bình thường. Vì vậy, khi đưa con đi tiêm, các bậc phụ huynh cần thông báo với cán bộ tiêm chủng về tình trạng bệnh và mang theo bệnh án của con mình để các bác sĩ tư vấn loại vắc-xin phù hợp với tình trạng của cháu bé. Đồng thời, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin theo lịch khuyến nghị cho trẻ em và không bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào.
Lưu ý rằng việc tiêm vắc-xin cho trẻ bị thông liên thất nên được thực hiện tại bệnh viện. trẻ bị thông liên thất nặng thì phải cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Nhi để đánh giá lại tình trạng tim mạch (đặc biệt là siêu âm tim) và quyết định xem liệu việc tiêm chủng có thể được thực hiện hay không.
>>>>>Xem thêm: Người bị trĩ có quan hệ đường hậu môn được không? Cách quan hệ an toàn khi bị trĩ
Nếu bác sĩ Tim mạch Nhi xác định rằng trẻ có thể tiêm chủng, thì việc tiêm nên được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch Nhi để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra biến chứng sau tiêm chủng.
Việc tiêm phòng là rất quan trọng nhưng đối với trẻ bị thông liên thất thì cần phải cân nhắc. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên đã giúp các bậc cha mẹ biết được trẻ bị thông liên thất có tiêm phòng được không cũng như một số lưu ý khi muốn tiêm phòng cho trẻ bị thông liên thất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm