Hôi miệng mang đến cảm giác tự ti khi giao tiếp và đôi khi làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, thử ngay cách giảm hôi miệng bằng thảo dược nhé!
Bạn đang đọc: Cách giảm hôi miệng bằng thảo dược mà bạn nên biết
Hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có một số phương pháp giảm hôi miệng như dùng nước súc miệng trị hôi miệng, dùng thuốc chữa hôi miệng,… Trong đó, giảm hôi miệng bằng thảo dược là cách được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn quan tâm đến cách giúp miệng thơm tho hơn bằng các loại cây cỏ thiên nhiên, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Thảo dược là các loại cây cỏ thiên nhiên có chứa thành phần dược tính và tinh dầu thơm đặc trưng. Các loại thảo dược này thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh Đông Y nên được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả.
Giảm hôi miệng bằng thảo dược hương nhu
Có hai loại hương nhu thường gặp là hương nhu trắng và hương nhu tía. Trong Đông y, hương nhu có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng thường dùng để trị cảm, giải hàn, chữa tiêu chảy, lạnh bụng,… Tinh dầu thơm trong hương nhu còn có tác dụng làm sạch miệng, chữa hôi miệng. Bạn có thể dùng lá hương nhu tươi, sắc cùng chút nước và dùng nước đó để súc miệng nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể dùng tinh dầu hương nhu, nhỏ vài giọt vào cốc nước ấm để súc miệng.
Húng chanh giảm hôi miệng
Giảm hôi miệng bằng thảo dược húng chanh cũng khá hiệu quả. Húng chanh là loài thân thảo, thường được dùng để làm các bài thuốc trị ho, trừ giun sán, phòng ngừa nhiễm trùng vết thương. Lá húng chanh có tính ấm, mùi thơm hăng, vị chua the.
Nếu muốn dùng loại lá này chữa hôi miệng, bạn chỉ cần lấy lá tươi nấu với chút nước và dùng nước đó để súc miệng hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng lá húng chanh khô để thay thế, tác dụng không thay đổi.
Giảm hôi miệng bằng trà xanh
Trong trà xanh có các hợp chất polyphenol với tác dụng kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng. Loại lá cây trị hôi miệng này cũng ngăn ngừa việc vi khuẩn sản xuất là hydrogen sulfide – chất tạo ra mùi hôi trong miệng. Các chất diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa trong trà xanh còn có tác dụng loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm trong khoang miệng.
Cách dùng trà xanh để giảm hôi miệng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha nước trà xanh và dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày. Khi nấu nước trà xanh, bạn có thể cho thêm một chút muối hạt để tăng công dụng diệt khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho gừng tươi thái lát vào nấu cùng nước trà xanh. Gừng cũng có đặc tính diệt khuẩn, lại có tinh dầu thơm đặc trưng sẽ giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm mát.
Giảm hôi miệng bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa polyphenol và catechin là những hợp chất có tính kháng khuẩn, khử mùi hiệu quả. Từ xa xưa, bạc hà đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh răng miệng. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy các loại nước súc miệng có thành phần bạc hà. Với vị cay the, tinh dầu bạc hà có khả năng sát khuẩn cực cao.
Không chỉ làm sạch vi khuẩn gây mùi khó chịu, bạc hà còn mang đến hơi thở thơm mát, sảng khoái. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà. Hoặc bạn có thể giã nát lá bạc hà với một chút muối rồi dùng nước cốt đó pha với nước lọc để súc miệng.
Tìm hiểu thêm: Chất béo tốt là gì? Những thực phẩm nào giàu chất béo tốt?
Chữa hôi miệng bằng thảo quả
Thảo quả vừa là một loại gia vị trong ẩm thực, vừa là một vị thuốc trong Y học cổ truyền. Trong thảo quả có chữa đến 1,5% tinh dầu với mùi thơm đặc trưng, vị cay nóng, hơi ngọt. Loại tinh dầu này được chứng minh có thể tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh về răng miệng.
Để giảm hôi miệng, bạn lấy một trái thảo quả, giã dập rồi ngậm trong miệng. Khi ngậm, bạn nuốt nước từ từ sau đó bỏ bã. Cần lưu ý, người bị thiếu máu, sỏi mật hay suy nhược cơ thể không áp dụng cách này.
Dùng quế giảm hôi miệng
Quế có vị cay ngọt, mùi thơm nồng và lưu hương khá lâu. Trong thành phần của tinh dầu quế có chất sát khuẩn có tên cinnamaldehyde có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng và phòng ngừa sâu răng. Mùi thơm của quế lưu lại khoang miệng, giúp hơi thở thơm mát và tinh thần sảng khoái.
Bạn có thể dùng bột quế pha với nước để súc miệng hoặc dùng thanh quế tươi, thanh quế khô nấu nước súc miệng hàng ngày. Đây thực sự là một cách trị hôi miệng nhanh và hiệu quả.
Giảm hôi miệng bằng thảo dược đinh hương
Đinh hương có vị ngọt và mùi hương thơm nồng tương tự như quế. Trong loại thảo dược này có chứa hàm lượng lớn tinh dầu với nhiều công dụng như: Làm ấm bụng, tiêu sưng, sát khuẩn, làm thơm miệng,… Không chỉ loại bỏ được vi khuẩn gây mùi hôi miệng, đinh hương còn có tác dụng giảm sưng nướu, chảy máu chân răng, sâu răng,…
Cách đơn giản nhất bạn có thể dùng vài lá đinh hương khô nhai nát và ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể dùng bột lá đinh hương pha với nước ấm để súc miệng. Kiên trì áp dụng hàng ngày bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán phân biệt là gì? Tìm hiểu một số quy trình cụ thể
Cam thảo giảm hôi miệng
Giảm hôi miệng bằng thảo dược cam thảo cũng khá hiệu quả. Đặc biệt với các trường hợp hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, thảo dược này có thể hỗ trợ điều trị tận gốc. Lý do là cam thảo là vị thuốc được đánh giá cao về hiệu quả trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Cách đơn giản nhất, bạn có thể dùng rễ cam thảo hãm với nước sôi thành trà để uống hàng ngày. Và hãy lưu ý, bạn chỉ nên dùng tối đa 240ml nước cam thảo mỗi ngày thôi nhé!
Dùng thảo dược chữa hôi miệng chỉ hiệu quả các với trường hợp hôi miệng mức độ nhẹ và mới bị. Một số loại thuốc chữa hôi miệng như Thuốc An Thảo Nam Dược cũng được bào chế từ thảo dược. Đây được coi như phương pháp hỗ trợ điều trị và giảm mùi hôi ngắn hạn. Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân thực sự sẽ khó có thể điều trị dứt điểm tình trạng này. Ngay cả khi đã biết mình bị hôi miệng do bệnh lý gì, bạn cũng không nên tự ý điều trị mà việc chữa bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, nếu nguyên nhân do thực phẩm, thói quen hút thuốc, bệnh lý nhẹ về răng miệng, cách giảm hôi miệng bằng thảo dược sẽ khá hiệu quả. Nếu nguyên nhân do các bệnh lý về tiêu hóa, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị bệnh phù hợp. Chỉ khi những căn bệnh đó được điều trị khỏi hoàn toàn, chứng hôi miệng mới biến mất vĩnh viễn.
Xem thêm:
- Mất bao lâu để loại bỏ hơi thở có mùi bia?
- Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? Vì sao hơi thở có mùi tanh?
- Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm