Amino acid Threonine mới chỉ được khám phá ra gần đây, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như hỗ trợ chức năng hệ thần kinh trung ương và tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch. Trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu, chúng ta cùng khám phá thêm về Threonin là gì và vai trò của Threonin đối với sức khỏe con người nhé.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu Threonin là gì? Threonin có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?
William Cumming Rose đã phát hiện ra Threonine, một acid amin quan trọng vào năm 1935. Threonine đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất kháng thể trong cơ thể. Vậy tìm hiểu Threonin là gì? Threonin có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người? Theo dõi ngay bài viết của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn điều này.
Tìm hiểu Threonin là gì?
Vẫn còn nhiều người chưa biết Threonin là gì? Threonine chính là một amino acid thiết yếu, không tự tổng hợp trong cơ thể được và cần phải được cung cấp từ thức ăn hoặc dược phẩm. Nó đóng vai trò hỗ trợ nhiều cơ quan quan trọng như tim mạch, thần kinh trung ương, gan và hệ miễn dịch. Hơn nữa, Threonine đóng góp vào quá trình tổng hợp glycine và serine, hai chất cần thiết cho sản xuất elastin, collagen và mô cơ.
Ngoài các lợi ích trên, Threonine còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và men răng cũng như thúc đẩy tốc độ phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật bằng cách kích thích hệ miễn dịch.
Phương thức hoạt động của Threonin là gì? Threonine bao gồm việc kết hợp với acid aspartic và methionine để hỗ trợ gan trong quá trình tiêu hóa chất béo và acid béo, giúp giảm sự tích tụ chất béo trong gan và tăng khả năng hoạt động của nó. Ngoài ra, Threonine cũng được xem xét là có lợi cho việc điều trị các bệnh như xơ cứng teo cơ (ALS) và giảm nhẹ triệu chứng của đa xơ cứng (MS). Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng Threonine giúp kích thích sự phát triển của tuyến ức, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Threonine được cung cấp từ nhiều nguồn thực phẩm, bao gồm sản phẩm từ sữa, thịt, trứng, mầm lúa mì, đậu, hạt ngũ cốc và một số loại rau.
Dấu hiệu cơ thể bị thiếu Threonin
Thiếu hụt Threonine hiếm khi xảy ra do thông thường bạn có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của cơ thể thông qua các thực phẩm hàng ngày.
Tuy nhiên, những người duy trì chế độ ăn nghèo nàn, người theo chế độ ăn chay hoặc kiêng thực trong thời gian dài có thể không cung cấp đủ Threonine cho cơ thể. Những người mắc các vấn đề về tiêu hóa hoặc rối loạn chuyển hóa axit amin cũng dễ bị thiếu hụt chất này.
Vậy dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu hụt Threonin là gì? Sự thiếu hụt Threonine dễ gây ra một số vấn đề sức khỏe như:
- Suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Tăng mỡ trong gan;
- Tăng cường cảm giác tức giận, cáu kỉnh, tâm trạng không ổn định.
Threonin có vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Vai trò của Threonin là gì? Thông qua cách hoạt động của mình, Threonin đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho cơ thể, như sau:
- Threonine hợp nhất với acid aspartic và methionine, hỗ trợ gan trong việc tiêu hóa chất béo và acid béo. Quá trình này giúp giảm sự tích tụ chất béo trong gan và tăng hiệu suất hoạt động của gan.
- Có lợi trong việc điều trị các trường hợp xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS hay còn được biết đến là bệnh Lou Gehrig).
- Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS), một bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cơ bắp.
- Ngoài ra, Threonine được ghi nhận là một chất kích thích miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của tuyến ức.
- Trong trường hợp cần bổ sung Threonine thông qua dược phẩm, liều lượng được đề xuất trong các nghiên cứu khoa học để điều trị các rối loạn vận động do tổn thương tủy sống là uống 6g mỗi ngày.
Liều dùng hợp lý và tác dụng phụ của Threonine
Thông thường với một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, lượng Threonine bạn nhận được có thể dao động từ 0,5 đến 1g mỗi ngày. Threonine cũng có sẵn dưới dạng chất bổ sung.
Liều dùng hợp lý của Threonin là gì? Theo các nghiên cứu, Threonine an toàn cho sức khỏe khi sử dụng với liều lượng tối đa là 4g mỗi ngày, liên tục trong vòng 12 tháng.
Khi sử dụng với liều lượng phù hợp, Threonine không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu vượt quá liều lượng an toàn thì bạn có thể xuất hiện các tác dụng phụ như:
- Đau đầu, cảm giác choáng váng;
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy;
- Phát ban trên da.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng ta không nên bổ sung Threonine độc lập mà nên kết hợp với các axit amin thiết yếu khác để đạt được nhiều lợi ích hơn. Bổ sung chỉ một loại axit amin có thể gây ra sự mất cân bằng nitơ âm tính, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và đặt gánh nặng lớn lên chức năng của thận.
Tìm hiểu thêm: Đánh trống ngực khi nằm, nguyên nhân do đâu?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Threonin
Qua những phần trên, chúng ta đã nắm được Threonin là gì rồi. Vậy cần phải lưu ý những gì khi sử dụng Threonin?
Việc sử dụng Threonine được coi là an toàn với mức liều lượng không vượt quá 4g mỗi ngày trong khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, như mọi loại dược phẩm khác, Threonine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm đau đầu, đau bụng, buồn nôn, phát ban trên da.
Trong trường hợp của bệnh nhân mắc xơ cứng teo cơ một bên, có những lo ngại về việc sử dụng Threonine có thể dẫn đến giảm hoạt động của phổi. Một nghiên cứu đã tiến hành với bệnh nhân xơ cứng teo cơ một bên, trong đó họ sử dụng Threonine ở liều lượng 4g mỗi ngày, chia thành bốn lần trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy sự suy giảm về hoạt động phổi so với nhóm không sử dụng Threonine. Điều này nâng cao một số lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của Threonine đối với chức năng hô hấp.
Ngoài ra, có thông tin đồn đoán rằng Threonine có thể tương tác và làm giảm tác dụng của memantine, một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chính xác về tác động này, cần có thêm nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học hơn để xác nhận mức độ tương tác và ảnh hưởng của Threonine đối với memantine.
>>>>>Xem thêm: Chấn thương động mạch chi: Biểu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng đặc trưng
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc thông tin chi tiết Threonin là gì. Mong rằng kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Threonine là gì và những lợi ích về sức khỏe mà nó có thể mang lại. Tuy nhiên, để tránh mọi tác dụng phụ không mong muốn, quan trọng nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần bổ sung Threonin và không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng mà không được sự tư vấn chính xác từ bác sĩ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm