Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể người phụ nữ đang trong giai đoạn phục hồi sau sinh có thể còn yếu và dễ bị nhiễm trùng. Viêm xoang là một trong những bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ trong giai đoạn này.

Bạn đang đọc: Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

Mặc dù viêm xoang có thể điều trị bằng thuốc, nhưng ở đối tượng phụ nữ đang cho con bú cần có những lưu ý về việc sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Phụ nữ cho con bú bị viêm xoang có thể dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Vậy thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú là những thuốc nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau đây.

Viêm xoang ở phụ nữ cho con bú

Viêm xoang là một biến chứng phổ biến sau khi thường xuyên bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang ra mũi bị bít tắc, gây ứ dịch trong xoang, tạo điều kiện cho các tác nhân gây nhiễm trùng phát triển và gây viêm. Tình trạng này gây ra những triệu chứng khó chịu ở mũi như nghẹt mũi, sưng tấy, chảy nước mũi, đau nhức vùng chữ T trên khuôn mặt.

Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi nội tiết tố có thể là yếu tố liên quan đến khả năng gặp phải những tình trạng hoặc bệnh về viêm mũi khi mang thai. Phụ nữ mang thai khi bị nghẹt mũi và tình trạng này có thể dẫn tới viêm xoang nếu không được điều trị thích hợp, ảnh hưởng đến giai đoạn cho con bú sau này. Mặt khác, có thể nói sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thường là vấn đề phức tạp và cần được cân nhắc kỹ càng. Vì thế, đôi khi các mẹ có xu hướng chịu đựng những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra cho tới khi không thể. Tuy nhiên, khi bệnh lý viêm xoang này không được điều trị thích hợp và ngày càng nặng hơn, điều đáng lo ngại là có thể gây biến chứng như viêm thanh quản, viêm phế quản.

Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

Phụ nữ đang cho con bú bị viêm xoang cần có hướng dẫn điều trị từ bác sĩ

Các thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú

Tùy theo mức độ nặng của bệnh viêm xoang hoặc loại viêm xoang (viêm xoang dị ứng, viêm xoang có mủ, viêm xoang do nấm…) mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sử dụng thuốc phù hợp nhất cho người bệnh.

Các thuốc chữa viêm xoang được dùng với mục đích giải quyết tình trạng tắc nghẽn của lỗ thông các xoang đến mũi. T

huốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú nên được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ tai – mũi – họng.

Thuốc trị viêm xoang có tác dụng toàn thân

Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang toàn thân sau:

  • Kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Đối với phụ nữ đang cho con bú, kháng sinh nhóm beta – lactam thường được lựa chọn vì đảm bảo an toàn.
  • Thuốc kháng viêm, giảm tình trạng phù nề làm thông các xoang dẫn ra mũi: Các loại thuốc thường được sử dụng là kháng viêm nhóm steroid như methylprednisolone, prednisolone, betamethasone,… Tuy nhiên, ngoài tác dụng giảm viêm hiệu quả, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ dùng các thuốc này trong thời gian ngắn (thường dưới 1 tuần) theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc alphachymotrypsine đường uống hoặc ngậm để hỗ trợ giảm triệu chứng sưng phù nề.
  • Thuốc giảm các triệu chứng đau nhức: Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc long đờm: Viêm xoang kéo dài có thể làm cho dịch đờm ứ đọng chảy từ mũi xuống họng, từ đó làm xuất hiện thêm một vài triệu chứng như đau họng, cảm giác nghẹn cổ họng và ho. Hai nhóm thuốc acetylcystein và carbocistein có thể được dùng để hỗ trợ long đờm ở phụ nữ cho con bú đang bị viêm xoang.
  • Thuốc chống dị ứng: Có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin thế hệ 2 vì không gây ra tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương (ví dụ như gây buồn ngủ), giảm cảm giác khó chịu cho mẹ bé. Một số thuốc kháng histamin thế hệ 2 thường dùng như cetirizin, desloratadine, fexofenadine và loratadine.
Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú nên được theo dõi chặt chẽ

Thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú

Đây là

thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú giảm thiểu những tác dụng phụ so với thuốc tác dụng toàn thân vì khả năng thuốc hấp thu vào máu thấp. Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng các nhóm thuốc giảm triệu chứng tại vùng xoang mũi như sau:

  • Thuốc nhỏ mũi phối hợp giữa các kháng sinh như moxifloxacin, tobramycin với một số thành phần chống viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mũi kéo dài thì có thể gây ra tình trạng lờn thuốc, dẫn đến bội nhiễm. Lúc này, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang phương pháp điều trị thích hợp khác.
  • Thuốc co mạch – chống nghẹt mũi: Nhóm thuốc này cũng được sử dụng rộng rãi với khả năng làm giảm tình trạng sung huyết của các niêm mạc. Thuốc phát huy tác dụng nhanh chỉ trong vài phút và có thể được duy trì nhiều giờ sau đó. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra những phản ứng dị ứng tại chỗ như cảm giác ngứa mũi, đỏ cánh mũi hoặc đau nhức dọc theo sống mũi nhưng khá ít gặp. Một số trường hợp không đáp ứng với thuốc có thể xuất hiện cảm giác như bị kim châm ở phần hốc mũi, hoặc hiếm gặp hơn là phù da hoặc niêm mạc vùng mặt. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần ngưng dùng thuốc và liên hệ đến bác sĩ điều trị để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng nước hoa hồng để chăm da đúng chuẩn

Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?
Thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang thường có tác dụng chống viêm, giảm sung huyết mũi

Thuốc chống viêm corticoid dạng xịt

Thuốc xịt mũi chứa corticoid giúp giảm nhanh chóng tình trạng viêm của niêm mạc mũi. Những hoạt chất sử dụng trong nhóm thuốc giảm viêm này như chai xịt chứa beclomethasone hoặc budesonide được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Thuốc xịt mũi thông mũi có chứa oxymetazoline, xylometazoline hoặc tramazoline có thể được sử dụng nếu thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc kháng histamin không cho thấy hiệu quả.

Các thuốc corticoid dùng dạng xịt tại chỗ tuy chỉ có lượng ít được hấp thu vào máu nhưng cũng cần được dùng một cách hợp lý, hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến đề kháng và dễ gây nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy, các mẹ cần thận trọng tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng loại thuốc này từ bác sĩ, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú thường dùng hiện nay là gì?

>>>>>Xem thêm: Sau khi dùng toner bị nóng mặt, châm chích do đâu?

Thuốc xịt mũi có thể được dùng trong điều trị viêm xoang

Những biện pháp giúp phòng bệnh viêm xoang cho phụ nữ cho con bú

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa gặp phải trình trạng viêm xoang khi đang cho con bú:

  • Mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ, mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé.
  • Đối với những người có cơ địa dị ứng, việc tìm hiểu về những tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng là cần thiết để có sự chủ động trong phòng tránh tiếp xúc.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể và nếu được nên uống nước ấm để giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi, đau họng và cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
  • Sử dụng biện pháp xông hơi nước ấm để giúp làm thông khoang mũi bị tắc nghẽn hiệu quả hơn.
  • Cố gắng giữ khoảng cách với em bé khi bạn bị viêm xoang ngoại trừ những lúc cho con bú, vì trẻ có thể tiếp xúc với dịch tiết ở mũi khi bạn hắt xì hoặc khi ho. Sử dụng khẩu trang và duy trì vệ sinh tay thích hợp là biện pháp tối ưu để bạn có thể hạn chế sự lây nhiễm và giữ gìn sức khỏe cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ cho con bú và gợi ý những biện pháp hỗ trợ phòng tránh bệnh cho mẹ. Hy vọng có thể mang lại những kiến thức bổ ích cho mẹ và bé.

Xem thêm: Mẹ đang cho con bú bị sổ mũi phải làm sao?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *