Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu người lao động hay đối tượng cụ thể đi khám sức khỏe theo Thông tư 14 nhằm chứng minh bản thân đủ sức khỏe để lao động, học tập hoặc xuất cảnh. Vậy nội dung của khám sức khỏe theo quy định Thông tư 14 là gì và nhằm mục đích gì?

Bạn đang đọc: Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Khám sức khỏe theo Thông tư 14 là quyền lợi chính đáng của người lao động và là trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ gói khám sức khỏe này gồm những gì. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có đầy đủ thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho buổi khám sức khỏe được hiệu quả hơn.

Khám sức khỏe theo Thông tư 14 áp dụng cho đối tượng nào?

Để tìm hiểu khám sức khỏe theo Thông tư 14 là gì, trước tiên bạn cần nắm được đối tượng được áp dụng là những ai. Phần lớn Thông tư 14 áp dụng cho hầu hết các đối tượng là người có quốc tịch Việt Nam.

Mục đích của Thông tư 14 là tạo cơ hội để người lao động được khám sức khỏe định kỳ hoặc áp dụng cho đối tượng là học sinh, sinh viên trước khi nhập học, người mới được doanh nghiệp tuyển dụng hay người sắp nhập cảnh,…

Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Khám sức khỏe theo thông tư 14 dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, người mới được tuyển dụng

Bên cạnh đó, một số trường hợp không được quy định thực hiện khám sức khỏe theo Thông tư 14 do Bộ Y tế ban hành gồm trường hợp bệnh nhân khám ngoại trú hoặc nội trú ở cơ sở KBCB. Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng không bao gồm trong khám sức khỏe theo Thông tư 14 gồm trường hợp khám bệnh nghề nghiệp, khám để lấy giấy chứng thương, khám giám định tâm thần, giám định pháp y, y khoa; những người có nhu cầu khám sức khỏe để thi tuyển vào quân đội, công an,…

Bạn cần nắm những thông tin quan trọng trên đây để biết được bản thân có phải đối tượng phù hợp để thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ như trong quy định hay không.

Vai trò của khám sức khỏe theo Thông tư 14 như thế nào?

Khám sức khỏe theo Thông tư 14 là quy định bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức, đồng thời thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động. Nếu không thực hiện đúng theo quy định này của pháp luật, doanh nghiệp có thể bị xử phạt tùy theo nhiều mức độ khác nhau.

Khi làm việc trong một doanh nghiệp, người lao động cần tìm hiểu về Luật lao động nói chung và những quy định về quyền lợi được kiểm tra sức khỏe định kỳ nói riêng. Qua đó, người lao động có thể giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp và đưa ra những yêu cầu hợp lý về quyền lợi được bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Lợi ích của khám sức khỏe theo Thông tư 14 cho cả doanh nghiệp và người lao động cụ thể như sau:

Người lao động

Thông qua những buổi khám sức khỏe do doanh nghiệp tổ chức, người lao động có cơ hội tốt để được kiểm tra, đánh giá về thể trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Trên thực tế, nhờ những buổi khám sức khỏe định kỳ tại công ty mà nhiều người lao động tình cờ phát hiện bệnh, thậm chí là những căn bệnh nguy hiểm như ung thư.

Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Nhiều người lao động tình cờ phát hiện bệnh qua những buổi khám sức khỏe định kỳ tại công ty

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những lời tư vấn hữu ích giúp người lao động điều chỉnh thói quen sống lành mạnh hơn, cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi để giữ gìn và cải thiện sức khỏe, từ đó, làm việc hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp

Việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thể hiện sự tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật của doanh nghiệp và đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với người lao động. Điều này cũng chứng tỏ về độ uy tín của doanh nghiệp, từ đó người lao động trở nên tin tưởng và muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ hội chiêu mộ thêm nhiều nhân tài.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của người lao động qua kết quả thăm khám định kỳ. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch sắp xếp công việc sao cho phù hợp với sức khỏe người lao động để đảm bảo năng suất lao động.

Khám sức khỏe theo Thông tư 14 gồm nội dung gì?

Dưới đây là các danh mục khám sức khỏe được quy định theo Thông tư 14 do Bộ Y tế ban hành:

  • Người lao động sẽ được kiểm tra huyết áp, đo nhịp tim, đo cân nặng, chiều cao,…
  • Khám lâm sàng: Bao gồm khám ngoại, khám nội, khám mắt, tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám da liễu,… Nếu người lao động là nữ giới thì sẽ được khám phụ khoa.
  • Khám cận lâm sàng: Sau khi khám lâm sàng, người lao động sẽ được khám cận lâm sàng gồm những xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu (xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết), xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chức năng gan, thận, chụp X-quang tim phổi,…

Tìm hiểu thêm: Gan yếu và những điều cần biết

Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14
Người lao động được khám tổng quát, khám lâm sàng và cận lâm sàng

Ngoài những danh mục khám sức khỏe đã được quy định trong Thông tư 14, để có thể phát hiện một số bệnh nghề nghiệp, các doanh nghiệp có thể bổ sung các danh mục khám khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn những danh mục khám phù hợp tùy vào môi trường làm việc và sự tư vấn của bác sĩ.

Một số bệnh nghề nghiệp thường được doanh nghiệp lựa chọn khám như bệnh phổi, điếc hay nhiễm độc do môi trường làm việc. Để đảm bảo mang lại kết quả khám chính xác và tiết kiệm tối đa chi phí khám, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế có thể đáp ứng đầy đủ các danh mục khám theo Thông tư 14.

Ngoài việc tìm hiểu về nội dung khám sức khỏe theo Thông tư 14, người lao động cũng cần lưu ý đến những điều sau:

  • Tần suất khám sức khỏe cho người lao động: Theo quy định của Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức cho người lao động khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần. Đối với những trường hợp đặc biệt hơn, người lao động có thể được hưởng chế độ khám định kỳ 6 tháng/lần. Chẳng hạn những người lao động dưới 18 tuổi, người lao động lớn tuổi (Nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi), người lao động là người khuyết tật.
  • Về chi phí khám sức khỏe theo Thông tư 14: Doanh nghiệp chi trả toàn bộ chi phí khám sức khỏe cho người lao động theo quy định trong Bộ Luật Lao động. Do đó, người lao động sẽ không phải trả bất cứ khoản phí nào.

Lưu ý khi đi khám sức khỏe ở doanh nghiệp

Khi đi khám sức khỏe theo Thông tư 14, người lao động cần chuẩn bị những gì? Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm sổ khám sức khỏe, giấy giới thiệu của doanh nghiệp, giấy tờ tùy thân, ảnh thẻ để nhận diện. Những người mắc bệnh và đang được điều trị nên mang theo hồ sơ bệnh án để các bác sĩ có thể theo dõi và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
  • Không nên có tâm lý hồi hộp, lo lắng trước khi đi khám sức khỏe. Bạn nên giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái để kết quả khám đảm bảo tính chính xác.
  • Đặc biệt, trước khi đi khám, không nên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc ăn đồ cay nóng quá nhiều. Khi cần thực hiện một số xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn hay nhịn tiểu và uống thật nhiều nước.

Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

>>>>>Xem thêm: Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Khi đi khám sức khỏe, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, giấy tờ tùy thân

Sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thông tin đầy đủ về khám sức khỏe theo Thông tư 14. Người lao động nên lưu ý những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe để có kết quả khám nhanh chóng, chính xác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *