Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Kem chống nắng có khả năng chống lại tác động có hại của tia cực tím (UV) được coi là “vật bảo vệ không thể thiếu” đối với chị em phụ nữ dù là ngày nắng hay những ngày trời âm u. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu bôi kem chống nắng có tác dụng làm trắng da không. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Kem chống nắng đóng vai trò quan trọng trong quy trình chăm sóc da của phụ nữ, không chỉ giữ vai trò bảo vệ làn da mà còn được biết đến với khả năng hỗ trợ làm trắng, sáng da. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá xem liệu kem chống nắng có làm trắng da không nhé.

Các yếu tố tác động làm tăng sắc tố da

Trước khi chúng ta tìm hiểu về việc bôi kem chống nắng có thể làm trắng da hay không, hãy xem xét các yếu tố có thể khiến da sậm màu. Điều này giúp ta hiểu liệu có khả năng thay đổi màu da hoàn toàn hay không.

Da bao gồm ba lớp: Biểu bì, hạ bì và lớp mỡ dưới da. Nếu tế bào biểu bì sản xuất quá nhiều hắc tố, có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da. Một số yếu tố gây tăng sản xuất melanin bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời kích thích sản xuất melanin, mà melanin đóng vai trò như kem chống nắng tự nhiên của da. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức có thể làm tăng sậm màu da, tăng sắc tố da.
  • Nội tiết tố thay đổi: Thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ dẫn đến sự gia tăng sản xuất một loại sắc tố cụ thể, được biết đến là nám hoặc sạm da. Khi hormone progesterone và estrogen tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng có thể kích thích quá trình sản xuất melanin.

Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Nội tiết tố thay đổi kích thích sản xuất sắc tố gây nám và sạm da
  • Tác động của tuổi tác: Tuổi tác cũng là một yếu tố làm da trở nên sậm màu. Khi người ta già đi, khả năng tự phục hồi của da cũng giảm đi. Những thay đổi về nội tiết tố xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời cũng có thể kích thích sản xuất melanin quá mức, dẫn đến việc xuất hiện các đốm đồi mồi.
  • Tăng sắc tố sau viêm: Tăng sắc tố sau viêm là một tình trạng phổ biến thường xuất hiện sau các phản ứng viêm do tổn thương da, chẳng hạn như bỏng, xước, hoặc viêm do mụn. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi sự tăng cường quá mức hoặc phân phối không đồng đều của melanin trong da, thể hiện qua việc xuất hiện các vết thâm, da sạm, hoặc không đồng đều màu tại các khu vực trên khuôn mặt hoặc cơ thể. Bất kỳ tác nhân nào gây tổn thương hoặc kích ứng da đều có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố sau viêm. Khi vết thương hoặc viêm đã lành, vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên sậm màu.

Nên sử dụng kem chống nắng, vì sao?

Bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB

Bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da sớm, hạn chế sự xuất hiện của các vấn đề như sạm da, nám, và tàn nhang do tác động của ánh nắng mặt trời. Cụ thể:

  • Tia UVA có khả năng xâm nhập qua lớp biểu bì của da, gây ra những đốm nâu, nám và tàn nhang.
  • Tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng và làm da trở nên không đều màu.

Dù bạn đã có phương pháp chăm sóc da nào đi chăng nữa, việc sử dụng kem chống nắng là rất quan trọng.

Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Kem chống nắn giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB

Tăng hiệu quả dưỡng trắng

Mặc dù nhiều người tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng da ban đêm để có làn da trắng hồng mịn màng, tuy nhiên, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và tác động của môi trường cũng là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Nếu bạn không biết cách bảo vệ làn da khỏi tác động có hại này, quá trình dưỡng trắng có thể đổ sông đổ biển.

Hơn nữa, các tia UV có thể làm oxy hóa cho các thành phần có trong kem dưỡng trắng, làm giảm khả năng dưỡng trắng và làm mờ các vết nám, tàn nhang.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc dưỡng trắng da và thấy rằng da không trắng hồng như mong đợi, hãy kiểm tra lại bước sử dụng kem chống nắng để đảm bảo làn da của bạn đang được bảo vệ đúng cách.

Ngăn chặn thâm sạm và nguy cơ ung thư da

Tia nắng mặt trời có khả năng kích thích quá trình tổng hợp melanin, một sắc tố làm hình thành các đốm nâu trên da.

Đối với những người sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng, cần lưu ý rằng các loại kem hoặc serum này thường chứa các thành phần có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới. Vậy nên, da của bạn lúc này sẽ rất nhạy cảm. Khi da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, có khả năng da sẽ nhanh chóng sạm màu, đồng thời tăng nguy cơ bị ung thư da.

Tăng khả năng miễn dịch của da

Tác động của ánh nắng mặt trời không chỉ làm da trở nên yếu và nhạy cảm hơn mà còn làm ảnh hưởng đến các thành phần quan trọng của da như collagen và elastin. Những thành phần này bị tổn thương và suy giảm nhanh chóng dưới tác động của tia UV.

Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng kem chống nắng là rất quan trọng.

Điểm giống và khác nhau giữa kem chống nắng và các sản phẩm làm trắng da

Kem chống nắng là một loại sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng ngăn chặn tác động có hại của tia UV lên da và bảo vệ da khỏi sự sạm màu, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp melanin, chống lại tác động của tia UV.

Liệu pháp làm trắng da hoạt động bằng cách giảm sắc tố melanin trên da hoặc ngăn chặn quá trình tổng hợp hắc tố mới.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn chuyển dạng cơ thể và những thông tin cần biết

Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?
Kem chống nắng và kem dưỡng trắng có tác dụng hỗ trợ làm trắng da

Dù có điểm tương đồng về mục đích làm trắng da giữa kem chống nắng và các sản phẩm làm trắng da, nhưng phương pháp thực hiện khác nhau. Kem chống nắng chủ yếu ngăn chặn sự tổng hợp melanin để da không trở nên tối màu. Ngược lại, các sản phẩm làm trắng da giảm lượng melanin đã có và ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin mới trong tế bào hắc tố. Một số sản phẩm còn kích thích sự thay đổi của tế bào da, giúp tế bào mới thay thế lớp tế bào cũ một cách nhanh chóng. Kết quả là, làn da trông trắng sáng hơn trước.

Kem chống nắng có làm trắng da không?

Trong các loại kem chống nắng thông thường, không có hoạt chất nào có khả năng làm da trở nên sáng hơn hoặc trắng hơn mà chủ yếu tập trung vào mục đích bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV, nguyên nhân chính làm da tối màu. Như đã đề cập trước đó, việc sử dụng kem chống nắng giúp ngăn chặn quá trình hình thành melanin trong da.

Vậy, liệu bôi kem chống nắng có làm trắng da không? Câu trả lời là không. Kem chống nắng chỉ giúp da không trở nên đen sạm hơn và ngăn chặn quá trình lão hóa da mà thôi.

Sự thật bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

>>>>>Xem thêm: Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Bôi kem chống nắng có làm trắng da không?

Chắc chắn bạn không muốn làn da của mình trở nên sẫm màu đúng không? Và để đảm bảo điều đó không xảy ra, việc sử dụng kem chống nắng đúng cách là rất quan trọng. Khi bạn thoa kem chống nắng với chỉ số SPF đủ mạnh, việc ngăn chặn tất cả các tia UV từ ánh nắng mặt trời xâm nhập vào da trở nên hoàn toàn khả thi.

Các bước thoa kem chống nắng chuẩn

Nhà thuốc Long Châu xin đề xuất các bước thoa kem chống nắng đúng chuẩn để tối ưu hóa bảo vệ làn da:

  • Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và lau khô bằng khăn mềm.
  • Theo chu trình chăm sóc da buổi sáng, áp dụng các bước dưỡng da như toner, kem dưỡng da, serum dưỡng da, tùy thuộc vào chu trình cá nhân của bạn.
  • Kết thúc chu trình với việc sử dụng kem chống nắng. Thoa một lượng vừa đủ lên mặt, cổ và cơ thể. Dùng đầu ngón tay để chấm kem chống nắng thành từng điểm trên da, sau đó vỗ nhẹ để sản phẩm thẩm thấu đều vào da.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về việc “Bôi kem chống nắng có làm trắng da không? Lý do sử dụng kem chống nắng?” mà bạn có thể tham khảo.

Hãy chú ý đến việc bảo vệ làn da của bạn khỏi tác động của tia UVA và UVB bằng cách sử dụng kem chống nắng, đồ bảo hộ như áo chống nắng, kính râm nhé.

Xem thêm:

  • Bạn có biết: Nên bôi kem chống nắng trước hay sau serum?
  • Hướng dẫn phân biệt kem chống nắng La Roche Posay thật giả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *