Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Khi nhắc đến sinh thiết, nhiều người thường liên tưởng đến ung thư. Mặc dù đúng là bác sĩ da liễu sẽ thực hiện sinh thiết da nếu nghi ngờ khối u trên da của bạn có thể là ung thư da, nhưng thủ thuật này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều tình trạng da khác nhau. Cùng tìm hiểu sinh thiết da là gì và các vấn đề xoay quanh sinh thiết da bạn nhé.

Bạn đang đọc: Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Nếu bạn bị phát ban, nhiễm trùng da hoặc có nốt ruồi đáng ngờ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện sinh thiết da. Trong thủ tục này, bác sĩ sẽ loại bỏ một mẫu da nhỏ. Nhìn mẫu dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng da của bạn. Vậy chính xác sinh thiết da là gì? Bao lâu thì có kết quả?

Sinh thiết da là gì? Các kỹ thuật sinh thiết da

Sinh thiết da là một thủ thuật trong đó bác sĩ cắt và lấy một mẫu da nhỏ từ 2 đến 5mm để xét nghiệm. Mẫu này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh như ung thư da, nhiễm trùng hoặc các rối loạn về da khác.

Các loại sinh thiết da thường được sử dụng

Loại sinh thiết da bạn thực hiện sẽ phụ thuộc vào triệu chứng của bạn và mức độ da bị ảnh hưởng.

  • Sinh thiết cạo: Được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng hoặc khối u liên quan chủ yếu đến lớp trên cùng của da. Một công cụ như dao cạo được sử dụng để cạo bề mặt da để thu thập một mẫu tế bào từ các lớp trên cùng của da. Những lớp này được gọi là lớp biểu bì và lớp hạ bì.
  • Sinh thiết bấm: Một dụng cụ cắt có đầu tròn được sử dụng để loại bỏ một lõi da nhỏ, bao gồm cả các lớp sâu hơn. Mẫu có thể bao gồm mô từ các lớp gọi là lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp mỡ trên cùng dưới da. Trong trường hợp vết bấm lớn, sau sinh thiết bạn cần khâu để đóng vết thương.
  • Sinh thiết cắt: Được thực hiện khi bệnh hoặc khối u được cho là liên quan đến lớp hạ bì sâu hơn và có lẽ cả mỡ dưới da. Dao mổ được sử dụng để loại bỏ toàn bộ khối u hoặc vùng da có dấu hiệu bất thường. Mẫu mô được loại bỏ có thể bao gồm đường viền của làn da bình thường và các lớp sâu hơn của da. Sau sinh thiết cắt vết cắt cần được khâu kín lại để làm lành vết thương.

Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Loại sinh thiết da bạn thực hiện sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ da bị ảnh hưởng

Sinh thiết da được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm sạch vị trí sinh thiết, sau đó làm tê da bằng cách tiêm thuốc gây mê (giảm đau). Sau đó, da được lấy mẫu bằng một trong các quy trình trên. Sinh thiết cạo thường không cần khâu, trong khi sinh thiết bấm và cắt thường sẽ được đóng lại bằng chỉ khâu hoặc dải vô trùng.

Mục đích của sinh thiết da

Sinh thiết da được sử dụng để giúp chẩn đoán nhiều tình trạng da khác nhau bao gồm:

  • Các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm, bệnh dày sừng quang hóa (tiền ung thư) và mụn cóc.
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm.
  • Ung thư da. Sinh thiết có thể xác nhận hoặc loại trừ liệu nốt ruồi đáng ngờ hoặc khối u khác có phải là ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, sinh thiết có thể cho biết đó là loại ung thư da gì.

Hai loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và tế bào vảy. Những bệnh ung thư này hiếm khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể và thường có thể được chữa khỏi bằng điều trị. Trong nhiều trường hợp, sinh thiết sẽ loại bỏ tất cả ung thư và không cần điều trị gì khác.

Loại ung thư da nghiêm trọng nhất là khối u ác tính. Nó có nhiều khả năng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể hơn các loại ung thư da khác. Hầu hết các trường hợp tử vong do ung thư da là do khối u ác tính.

Sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán ung thư da ở giai đoạn đầu, khi đó việc điều trị dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách dưỡng môi ban đêm cho đôi môi căng mọng, hồng hào

Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?
Sinh thiết da được sử dụng để giúp chẩn đoán nhiều tình trạng da khác nhau

Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm sinh thiết bao lâu có kết quả? Hầu hết mọi người sẽ nhận được kết quả trong vòng một đến ba tuần.

Kết quả sinh thiết bình thường có nghĩa là không tìm thấy bệnh ung thư hoặc bệnh ngoài da.

Nếu kết quả cho thấy bạn bị ung thư da tế bào đáy hoặc tế bào vảy, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phương án điều trị cho bạn để đảm bảo rằng toàn bộ tổn thương ung thư được loại bỏ.

Nếu kết quả cho thấy khối u ác tính (một loại ung thư da xâm lấn hơn), bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo. Bạn có thể cần nhiều xét nghiệm hơn để tìm hiểu xem khối u ác tính có lan rộng hay không. Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật bổ sung hoặc điều trị khác.

Chăm sóc vết thương sau khi sinh thiết da

Sau khi sinh thiết da, bạn nên chăm sóc kỹ vùng da được sinh thiết tại nhà. Để tăng tốc độ lành vết thương, hãy giữ ẩm cho vị trí sinh thiết bằng cách bôi thuốc mỡ để ngăn ngừa bong vảy và giảm thiểu sẹo. Một viền đỏ nhỏ thường thấy ở rìa vết thương đang lành nhưng vết đỏ ngày càng lan rộng, sốt, ớn lạnh, mủ hoặc đau nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, trường hợp này hiếm gặp.

Sinh thiết da là gì? Sinh thiết da bao lâu có kết quả?

>>>>>Xem thêm: Các loại vú thường gặp: 12 kiểu vú và kích cỡ khác nhau

Thời gian lành vết thương sẽ khác nhau và tùy thuộc vào kích thước cũng như độ sâu của sinh thiết

Thời gian lành vết thương sẽ khác nhau và tùy thuộc vào kích thước cũng như độ sâu của sinh thiết, vị trí giải phẫu (mặt lành nhanh hơn nhiều so với mắt cá chân) và bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào mà bạn có thể mắc phải. Hầu hết các vị trí sinh thiết sẽ lành trong vòng 2 đến 3 tuần.

Tóm lại, sinh thiết da là một thủ tục nhanh chóng được thực hiện tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da nhỏ để phân tích. Kết quả sinh thiết da có thể giúp xác định nguyên nhân gây phát ban hoặc kích ứng da, cũng có thể xác nhận hoặc loại trừ ung thư da. Sau khi bác sĩ có kết quả sinh thiết, họ có thể quyết định các bước tiếp theo để điều trị tình trạng da của bạn.

Xem thêm:

  • Bạn đã biết xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền chưa?
  • Sinh thiết nội mạc tử cung là gì? Khi nào cần thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *