Bướu cổ là căn bệnh liên quan đến hormon tuyến giáp, ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh bướu cổ, giúp người bệnh có sức khỏe tốt nhất. Bài viết giải đáp thắc mắc “người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?”.
Bạn đang đọc: Người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không? Các thực phẩm tốt cho người bị bướu cổ
Dinh dưỡng cho bệnh nhân bướu cổ là một phần rất quan trọng, giúp người bệnh có sức khỏe tốt và sớm phục hồi bệnh. Nhiều người bệnh thắc mắc hỏi bác sĩ là không biết “bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?”
Bệnh bướu cổ là gì?
Trước khi tìm hiểu xem “người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?”. Cùng tìm hiểu qua về bệnh bướu cổ.
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến. Bệnh có biểu hiện rất điển hình là xuất hiện khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể bằng cách sản xuất hormone. Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cường giáp (tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone) hoặc suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone).
Người mắc bệnh suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi, tăng cân và khó chịu với thời tiết lạnh. Trong khi đó, người mắc bệnh cường giáp thường có triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng, tim đập nhanh và giảm cân.
Người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?
Về việc người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không, theo các nghiên cứu khoa học, isoflavones trong sữa đậu nành có thể làm giảm lượng i-ốt trong cơ thể. Điều này có thể gây ra suy giáp – một nguyên nhân dẫn đến bướu cổ.
Do đó, người bị bướu cổ suy giáp không nên sử dụng sữa đậu nành. Ngoài ra, isoflavones trong sữa đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tổng hợp hormon tuyến giáp ở những người sử dụng thường xuyên. Điều này có thể gây ra các triệu chứng của suy giáp như: Cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bướu cổ.
Tuy nhiên, isoflavones và genistein trong đậu nành lại có hiệu quả rất lớn trong việc ức chế chức năng của tuyến giáp. Chất isoflavones làm giảm nồng độ hormone của tuyến giáp, vì vậy, người bị bướu cổ do cường giáp có thể sử dụng sữa đậu nành. Nhưng nếu sử dụng với liều lượng cao thì sẽ gây ra tác dụng phụ.
Tìm hiểu thêm: Tắc động mạch chủ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa trị
Bệnh bướu cổ nên ăn gì thì tốt?
Vậy là bạn đã biết được “bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành hay không?”. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh bướu cổ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý, mà người bệnh bướu cổ nên lựa chọn:
Thực phẩm giàu i-ốt
I-ốt giúp kích thích sản sinh và cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, giảm sự hình thành các khối u ở nang tuyến giáp. Nguồn thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản, muối ăn chứa i-ốt rất tốt cho người bị bướu giáp nhưng không dùng cho bệnh nhân cường giáp.
I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng cần bổ sung ở mức hợp lý trong các bữa ăn hàng ngày. Với người bệnh đang điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng i-ốt phù hợp. Nếu người bệnh lạm dụng i-ốt sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, gây viêm tuyến giáp dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Viên nội tiết tố Heragest: Giải pháp giúp tăng cường progesterone tự nhiên ở phụ nữ
Rau lá xanh
Chế độ ăn của người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung các loại rau lá xanh vì đây là những thực phẩm chứa nhiều magie, khoáng chất và các loại vitamin cần thiết, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở nang giáp và cơ thể diễn ra tối ưu hơn.
Người bệnh có thể bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: Rau muống, rau mồng tơi, rau diếp cá,… để cung cấp magie và giúp cơ thể giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ và nhịp tim không đều.
Các loại hạt
Các loại hạt phổ biến như: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí ngô… là nguồn cung cấp magie rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại hạt này còn giàu protein thực vật, vitamin B và E, các khoáng chất khác giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
Hạt lanh chứa hàm lượng axit béo và omega 3 cao, có vai trò quan trọng với chức năng của tuyến giáp nên cũng là một lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn của người mắc bệnh cường giáp. Trước khi ăn, hạt lanh nên được nghiền nát để tăng lợi ích khi sử dụng.
Sữa chua ít béo
Sữa chua ít béo chứa nhiều I-ốt và vitamin D vì thế rất tốt cho tuyến giáp. I-ốt có vai trò quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp, còn Vitamin D tham gia vào quá trình điều hòa hệ thống miễn dịch và sức khỏe cơ xương khớp. Do đó, sữa chua ít béo là lựa chọn lý tưởng, rất phù hợp với người bệnh tuyến giáp.
Rong biển
Hàm lượng I-ốt dồi dào có trong rong biển, khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho người bị bệnh bướu cổ. Giá trị dinh dưỡng của rong biển cao nên người bệnh cần tiêu thụ ở mức vừa phải (khoảng 1 tuần 1 lần). Tuy nhiên, rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao, nên có thể gây hại khi bổ sung quá mức, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng rong biển ăn vào phù hợp với cơ thể.
Trứng
Trứng chứa nhiều i-ốt, axit béo, omega-3 và nguyên tố selen. Các thành phần này tham gia vào việc nuôi dưỡng một tuyến giáp khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch, nên là một thực phẩm tốt giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh tuyến giáp.
Dù trứng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, nhưng cũng không nên lạm dụng quá mức. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm đường đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Bài viết đã giải đáp câu hỏi “Người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành không?”. Người bị bướu cổ nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng đậu nành. Và tốt nhất là chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp. Còn đối với trường hợp bướu cổ đơn thuần thì không nên tiêu thụ những sản phẩm được chế xuất từ hạt đậu nành.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm