Đối với bệnh nhân bướu cổ, ngoài việc tuân theo kế hoạch điều trị, thì xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Vì vậy, “bướu cổ có ăn trứng được không?” là thắc mắc của nhiều người khi đang trong quá trình điều trị bệnh. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Người bị bướu cổ có ăn trứng được không? Lợi ích của trứng với cơ thể
Các yếu tố dinh dưỡng dễ thấy ở bệnh nhân bướu cổ bao gồm: Thiếu iod, thiếu hụt protein và năng lượng. Do đó, chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho bệnh nhân cần chú ý bổ sung các yếu tố bị thiếu hụt này.
Trứng bổ sung gì cho cơ thể?
Trước khi tìm hiểu bướu cổ có ăn trứng được không. Hãy cùng điểm qua những gì mà trứng có thể bổ sung cho cơ thể nếu hấp thu:
Cung cấp protein
Nghiên cứu và đánh giá đã chỉ ra rằng trứng là một nguồn cung cấp protein vô cùng phong phú cho cơ thể. Protein trong trứng gà khá cao mỗi 100g trứng gà chứa khoảng 10.8g protein. Ngoài ra, nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cân nặng và thể lực cũng có mặt trong trứng. Không chỉ thế, trứng còn giúp thúc đẩy sự phát triển và hoạt động hiệu quả của hệ cơ trong cơ thể.
Cung cấp choline
Một quả trứng chứa lên đến 50% lượng choline cần thiết cho cơ thể. Choline là một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ chức năng não bộ và hệ thần kinh. Choline cũng có vai trò trong việc hỗ trợ tế bào vận chuyển các chất dinh dưỡng khắp cơ thể. Đặc biệt, choline có lợi cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn ba tháng đầu, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh và thúc đẩy sự phát triển của trí não ở trẻ sơ sinh.
Cung cấp chất béo
Mặc dù một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ trứng vịt trong dài hạn với tăng cholesterol trong máu. Trứng cũng chứa một loại chất béo có lợi cho sức khỏe, gọi là Lecithin. Chất này giúp hạn chế tích lũy và thúc đẩy quá trình loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể. Do đó, để giảm nguy cơ hấp thụ các nguồn chất béo có hại, việc tiêu thụ trứng gà thay vì trứng vịt có thể là một lựa chọn tốt.
Cung cấp dinh dưỡng đa dạng
Ngoài các thành phần dinh dưỡng đã được nêu trên, trứng cũng cung cấp một loạt các vitamin như: A, B, B6, E, K và nhiều khoáng chất quan trọng cho cơ thể như: Selen, sắt, đồng, canxi, và magiê. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa, chống lão hóa, và giảm nguy cơ hình thành các cục máu trong động mạch.
Bướu cổ có ăn trứng được không?
Bướu cổ có ăn trứng được không? Câu trả lời là có. Với sự cung cấp đa dạng các giá trị dinh dưỡng như đã nêu trên, việc cho bệnh nhân bướu cổ ăn trứng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Số lượng ăn vừa đủ: Bệnh nhân nên tiêu thụ trứng một cách hợp lý và không nên ăn quá nhiều. Việc này đặc biệt quan trọng để duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và đảm bảo rằng việc tiêu thụ trứng phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng hiệu quả hấp thụ và tiêu hóa các dưỡng chất từ trứng có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến: Điển hình, hiệu quả hấp thụ chỉ 40% ở dạng trứng sống nhưng ở dạng trứng luộc thì lại là 100%. Do đó, để tối ưu hóa việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin từ trứng, bệnh nhân nên ưu tiên việc tiêu thụ trứng luộc để tránh mất đi giá trị dinh dưỡng. Đây cũng là lời khuyên cho các bệnh nhân đang quan tâm đến vấn đề bướu cổ có ăn trứng được không? Ngoài ra bạn cũng cần chú ý bướu cổ ăn gì và kiêng gì? Để có được thực đơn phù hợp mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Ăn rau diếp xoăn Radicchio có tác dụng gì?
Lợi ích của trứng với bệnh nhân bướu cổ
Trong trứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất quý, đóng vai trò cần thiết cho cơ thể. Khi tiêu thụ trứng đúng cách, bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ sẽ có được một số lợi ích sau:
- Giảm cân: Trứng chứa nhiều protein và ít carbohydrate và calorie, là một thực phẩm tốt cho quá trình giảm cân an toàn.
- Tốt cho sức khỏe mắt: Trứng cung cấp lượng lớn zeaxanthin và lutein, hai chất này có lợi cho mắt và có khả năng ngăn ngừa các vấn đề như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
- Hỗ trợ sức khỏe tâm trí: Trong trứng có chứa choline, một dưỡng chất quan trọng giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định và cải thiện khả năng nhận thức.
- Cải thiện chỉ số cholesterol: Trứng được biết đến là thực phẩm giúp tăng cholesterol tốt cho cơ thể và ngăn ngừa tích tụ cholesterol xấu, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ tim mạch: Giữ mức cholesterol ở mức an toàn giúp hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh và ổn định hơn.
Việc tích hợp trứng vào chế độ ăn uống của bệnh nhân bướu cổ có thể mang lại những lợi ích dinh dưỡng quan trọng, nhưng cần tuân thủ lượng tiêu thụ được đề xuất và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây nếp nhăn sống mũi và cách khắc phục tình trạng này
Lưu ý khi ăn trứng đối với người bệnh bướu cổ
Ngoài bướu cổ có ăn trứng được không?, thì những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này cho người bệnh cũng được nhiều người quan tâm:
- Tránh uống trà sau khi ăn trứng: Không nên tiêu thụ trà ngay sau khi ăn trứng. Sự kết hợp giữa các phân tử protein trong trứng và axit tannic trong trà có thể gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
- Tránh ăn hồng sau khi ăn trứng: Trứng và hồng không nên được kết hợp vì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày cấp tính.
- Không kết hợp trứng và sữa đậu nành: Protein trong trứng có thể tương tác với trypsin trong sữa đậu nành, làm trở ngại quá trình phân hủy và hấp thụ đạm trong cơ thể.
- Ăn trứng sống cần thận trọng: Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, việc tiêu thụ trứng sống có thể gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc buồn nôn.
- Không để trứng qua đêm: Trứng không nên để qua đêm trước khi ăn.
- Hạn chế lượng tiêu thụ: Hạn chế việc tiêu thụ trứng vào khoảng 3 – 4 quả mỗi tuần.
- Tránh nấu trứng ở nhiệt độ cao: Nấu trứng ở nhiệt độ quá cao có thể làm cho cholesterol trong trứng bị oxy hóa và tạo thành hợp chất oxapseol, gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Không sử dụng lò vi sóng: Không nên sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng, vì lòng đỏ và lòng trắng chứa nhiều nước, có thể gây nổ trong lò vi sóng.
- Không thêm đường: Không nên thêm đường khi chế biến trứng. Sự tương tác giữa protein fructose acid amin trong trứng và lysine có thể tạo ra chất khó hấp thụ và gây phản ứng không mong muốn cho cơ thể.
Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khi tìm hiểu: Bướu cổ có ăn trứng được không?. Đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân bướu cổ. Tuy nhiên bạn nên chú ý không nên ăn quá nhiều, tốt nhất chỉ nên nằm trong khoảng số lượng bác sĩ cho phép.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm