Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với các dịch xuất tiết từ thương tổn của thủy đậu. Trong điều kiện thời tiết lạnh, bệnh dễ lây lan hơn, bởi vậy bệnh thường bùng phát vào mùa đông và đầu mùa xuân, đặc biệt cao điểm là giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 5. Giai đoạn này được gọi là mùa thủy đậu.
Bạn đang đọc: Mùa thủy đậu là tháng mấy? Cách phòng tránh thủy đậu từ sớm
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với câu hỏi: “Mùa thủy đậu là tháng mấy?” thì mùa thủy đậu là giai đoạn bùng phát cao điểm, có thể phát triển thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải hơn nên cha mẹ cần chủ động các biện pháp phòng ngừa, bao gồm cả việc tiêm vắc xin.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Thủy đậu – do virus Varicella Zoster gây ra, là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Mặc dù vào những năm 1970, giới y học đã tìm ra vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu, góp phần làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh trên toàn cầu song chúng ta vẫn không nên xem nhẹ căn bệnh này. Việc phát hiện và điều trị trễ bệnh thủy đậu sẽ dẫn đến những biến chứng tiềm ẩn, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Triệu chứng điển hình
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng đột biến thường là dấu hiệu sớm của bệnh thủy đậu.
- Mệt mỏi: Cảm giác cực kỳ mệt mỏi và thờ ơ có thể đi kèm với sự khởi phát bệnh.
- Đau đầu: Đau đầu dai dẳng có thể là một triệu chứng, báo hiệu phản ứng của cơ thể với virus.
- Đau cơ: Khó chịu toàn thân và đau cơ là phổ biến trong quá trình nhiễm trùng.
- Mất cảm giác ngon miệng: Người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng tổng thể.
- Phát ban: Các mụn nước chứa đầy chất lỏng đặc biệt phát triển, gây ngứa và khó chịu.
Ban đầu triệu chứng phát ban của bệnh thủy đậu chủ yếu tập trung vào mặt, lưng và thân, sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Mặc dù bệnh thủy đậu thường tiến triển lành tính nhưng việc chăm sóc và điều trị không đúng cách có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Các biến chứng tiềm ẩn
- Viêm phổi;
- Viêm não-màng não;
- Nhiễm trùng da.
- Zona.
Người già, những người mắc bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng dễ gặp phải biến chứng và diễn tiến bệnh thường nặng nề hơn khi mắc phải bệnh thủy đậu.
Ngoài những rủi ro chính, những người mắc bệnh thủy đậu còn có thể gặp nhiều biến chứng khác (hiếm gặp) như: Viêm cơ tim, viêm mạch, viêm hạch, viêm tai giữa và các biến chứng ở tai ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm dây thần kinh và các vấn đề liên quan đến thanh quản.
Mùa thủy đậu là tháng mấy? Tại sao?
Thủy đậu mặc dù xảy ra quanh năm nhưng ở Việt Nam bệnh sẽ có giai đoạn cao điểm được gọi là “mùa thủy đậu”.
Thông thường, mùa thủy đậu sẽ bùng phát từ tháng 1 đến tháng 5, được xem là giai đoạn đỉnh điểm thủy đậu hoạt động mạnh, trùng với thời điểm thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm trong không khí tăng cao.
Trên thực tế, thời tiết lạnh kèm độ ẩm cao đóng vai trò là chất xúc tác để virus thủy đậu Varicella Zoster phát triển và lây lan dễ dàng. Chính vì vậy, dẫn đến số ca mắc bệnh thủy đậu tăng đột biến và có khả năng xảy ra dịch bệnh vào thời điểm đó.
Các đường lây nhiễm thủy đậu ở trẻ và người lớn bạn cần nắm
Bên cạnh việc nắm thông mùa thủy đậu xảy ra vào tháng mấy thì việc hiểu được các đường lây nhiễm của căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa bệnh ngay từ sớm. Bệnh thủy đậu nổi tiếng với tốc độ lây lan nhanh chóng, thông qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để xâm nhập vào cộng đồng. Dưới đây là ba đường lây nhiễm chính của bệnh thủy đậu:
Lây truyền qua các giọt bắn hô hấp (phần tử khí dung)
Chỉ thông qua trò chuyện, hắt hơi, ho hoặc sổ mũi đều có khả năng mang virus Varicella Zoster trực tiếp từ người đang bị thủy đậu vào hệ hô hấp của người khỏe mạnh.
Việc bệnh thủy đậu dễ lây lan qua các giọt hô hấp gây ra mối đe dọa đặc biệt trong mùa thủy đậu, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Với hệ thống miễn dịch vẫn đang phát triển của các em, việc tiếp xúc quá gần nhau trong môi trường khép kín, đông người, trường học trong mùa cao điểm sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh thủy đậu.
Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chất xuất tiết trên vùng da thủy đậu bị tổn thương
Bệnh thủy đậu cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp. Khi một người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với các chất dịch xuất tiết từ thủy đậu thì cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vi rút thủy đậu rất dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường, bởi vậy việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa chung, không đặc hiệu như đeo khẩu trang, sử dụng thường xuyên các dung dịch sát khuẩn,… cũng góp phần hạn chế lây lan bệnh.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị ngã đập mông xuống đất có đáng lo không?
Lây truyền qua các vật dụng cá nhân dùng chung
Ngay cả những vật dụng cá nhân cũng có thể trở thành đường lây nhiễm của virus thủy đậu. Việc dùng chung các vật dụng hàng ngày như khăn tắm, điện thoại, máy tính xách tay,… đều có thể khiến những người khỏe mạnh gặp phải rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân của đường lây truyền này là do vi rút thủy đậu có thể cư trú vài ngày trong các vẩy bong ra của sang thương, trong quá trình bình phục của người bệnh, chúng bám dính vào bề mặt các vật dụng, đồ dùng cá nhân, qua đó lây truyền cho người khác.
Các biện pháp phòng ngừa
Vì sự lây lan dễ dàng và nhanh chóng của vi rút thủy đậu, có thể bùng phát thành mùa thủy đậu bất cứ khi nào có cơ hội đòi hỏi mỗi cá nhân đều cần phải nâng cao cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa.
Phòng ngừa đặc hiệu
Bằng cơ chế kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu ngăn ngừa nhiễm, cũng như lây truyền bệnh, Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu đã giúp cho chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc phòng – chống bệnh. Và chỉ duy nhất vắc xin đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Miễn dịch cộng đồng do vắc xin mang lại cũng giúp chúng ta hoàn toàn có thể xóa bỏ căn bệnh ra khỏi cộng đồng.
Hiện tại, tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang triển khai, cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm chủng vắc xin Varilrix ngăn ngừa bệnh thủy đậu nói riêng cũng như rất nhiều loại vắc xin khác nói chung.
Phòng ngừa không đặc hiệu
- Cách ly: 7 ngày với trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, 11 – 21 ngày với những trẻ có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Người lớn bị bệnh cần nghỉ làm, tránh tiếp xúc với người khác.
- Sát khuẩn, tẩy uế với các đồ vật bị nhiễm từ dịch tiết của người bệnh thủy đậu.
- Chế phẩm sinh học: Dùng kháng huyết thanh chống thủy đậu trong vòng 96 giờ cho người tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.
- Can thiệp y tế kịp thời: Đối với các trường hợp nghi ngờ bệnh thủy đậu cần ngay lập tức có biện pháp cách ly, khám bác sĩ để được hướng dẫn hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu tại TPHCM? 3 dạng xét nghiệm chính
Qua bài viết trên, câu hỏi “Mùa thủy đậu là tháng mấy?” đã có lời giải đáp rồi.
Tóm lại, mặc dù bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa nhưng việc chưa đánh giá đúng vai trò của vắc xin cũng như việc chẩn đoán, điều trị không kịp thời, phù hợp đều có thể dẫn tới nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề và chịu hậu quả gánh nặng bệnh tật, thậm chí là tử vong do căn bệnh thủy đậu gây ra. Hơn nữa, duy nhất tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, chủ động bệnh mà với chi phí là thấp nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm