Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?

Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?

Huyệt Thiên Lịch có vị trí ở đâu? Huyệt vị này có thể ứng dụng để điều trị những bệnh lý nào? Nhà thuốc Long Châu xin phép được giải đáp đến bạn qua bài viết này.

Bạn đang đọc: Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của tên gọi Thiên Lịch cũng như cách xác định vị trí của huyệt.

Khái quát về huyệt Thiên Lịch

Tên gọi Thiên Lịch được diễn giải như sau: “Thiên” ý nghĩa là lệch về một bên, “Lịch” mang hàm nghĩa đi ngang qua. Nguyên nhân của cách đặt tên này xuất phát từ việc Kinh Biệt của thủ Dương Minh Đại Trường nổi lên từ huyệt này và đi lệch sang một bên để nối với kinh thủ Thái Âm Phế. Huyệt Thiên Lịch mang những đặc tính sau:

  • Là huyệt thứ 6 của kinh Đại Trường.
  • Lạc huyệt của kinh Đại Trường.
  • Châm trong trường hợp mạch Lạc Dọc thực.
  • Trong rối loạn Lạc Ngang gây ra do kinh chính Hư hoặc Thực được châm phối hợp với huyệt Nguyên của Phế.

Vậy huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu? Theo Đông y, huyệt vị này nằm trên đường nối huyệt Khúc Trì và Dương Khê, cách huyệt Dương Khê 3 thốn. Xét trên phương diện giải phẫu, huyệt này nằm dưới da với cơ duỗi ngắn và dạng dài ngón tay cái. Vận động các cơ được chi phối bởi các nhánh thần kinh quay và da ở vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?

Huyệt Thiên Lịch có vị trí tương đối dễ xác định

Tác dụng của huyệt Thiên Lịch

Huyệt vị này trong Y học cổ truyền được biết đến với tác dụng thanh phế khí, điều thủy đạo. Vì vậy, ứng dụng huyệt Thiên Lịch có thể giúp chữa trị các chứng bệnh sau: Đau cẳng tay, đau cánh tay, liệt mặt, chảy máu cam, viêm amidan.

Bên cạnh việc sử dụng đơn độc huyệt Thiên Lịch, các bác sĩ có thể phối hợp huyệt vị này với một số huyệt khác để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm:

  • Phối hợp với huyệt Dương Khê, Lạc Khước (Bàng quang 8), Thương Dương (Đại trường 1), Tiền Cốc (Tiểu trường 2), Uyển Cốt (Tiểu Trường 4): Trị chứng ù tai, điếc (Tư Sinh Kinh).
  • Phối hợp với huyệt Thủ Tam Lý (Đại Trường 10): Trị chứng sưng đau khuỷu tay và cánh tay, khó co duỗi (Tư Sinh Kinh).
  • Phối hợp với huyệt Ngoại Quan, Hợp Cốc: Chữa bệnh đau răng.

Phương pháp Y Học khai thác huyệt Thiên Lịch

Đối với các bệnh lý chủ trị bởi huyệt Thiên Lịch, các bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có những phương pháp tác động vào huyệt để cải thiện bệnh. Hai trong những phương pháp phổ biến nhất gồm: Châm cứu và bấm huyệt.

Bấm huyệt vị Thiên Lịch

Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật dùng ngón hoặc mu bàn tay để xác định vị trí của huyệt Thiên Lịch và ấn chính tại đây. Sau đó, người thực hiện sẽ ấn, vuốt, day ngón tay qua lại tại vị trí của huyệt theo chiều từ trên xuống. Thao tác này sẽ tác động đến huyệt Thiên Lịch cũng như vùng da xung quanh huyệt này.

Người bệnh trong quá trình ấn huyệt sẽ có cảm giác nóng. Đó là dấu hiệu cho thấy huyệt đang được tác động đúng cách. Bệnh nhân nên duy trì liệu pháp này đều đặn mỗi ngày, mỗi lần tầm 3 – 5 phút để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và khả năng chữa bệnh của tế bào gốc

Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?
Bấm huyệt hỗ trợ điều trị liệt mặt

Bấm huyệt dù là phương pháp được đánh giá an toàn nhưng vẫn chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Người không chịu được đau khi bấm huyệt.
  • Người bị đái tháo đường.
  • Người đang có vết thương kín và hở.
  • Người mắc các bệnh: Thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa.

Châm cứu huyệt vị Thiên Lịch

Châm cứu được thực hiện bằng cách luồn hoặc xiên kim dưới da đến đúng vị trí của huyệt. Độ sâu của kim khi đi qua da rơi vào khoảng 0,5 – 0,8 thốn. Thời gian lưu kim từ 5 – 15 phút và châm khoảng 3 – 7 lần. Các bước tiến hành châm cứu như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: X-quang, MRI,… để hỗ trợ chẩn đoán.
  • Bước 2: Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị cụ thể.
  • Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ châm cứu.
  • Bước 4: Hướng dẫn bệnh nhân ở tư thế thuận tiện cho việc xác định huyệt và châm cứu.
  • Bước 5: Sát trùng vùng da xung quanh huyệt và tiến hành châm kim nhanh qua da. Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân có thể sử dụng thêm điện châm để kích thích.
  • Bước 6: Hết thời gian châm cứu, bác sĩ rút kim và sát trùng vùng huyệt vừa châm.

Huyệt Thiên Lịch nằm ở đâu và có những tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng: Bí quyết ăn ngon, khỏe đẹp

Châm cứu huyệt Thiên Lịch hỗ trợ điều trị bệnh chảy máu cam

Sau quá trình châm cứu, người bệnh có thể cảm nhận rõ các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Tình trạng sức khỏe được cải thiện dần sau mỗi lần thực hiện cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện 1 – 3 liệu trình châm cứu tùy vào mỗi người bệnh.

Tìm hiểu về liệu pháp châm cứu, các bác sĩ cho biết không phải mọi bệnh nhân đều có thể thực hiện phương pháp này. Châm cứu chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Người sợ đau, thể trạng yếu, kém thích nghi.
  • Người có tiền sử sốc.
  • Người đang mắc các bệnh như: Viêm nhiễm, lở loét,…

Tóm lại, huyệt Thiên Lịch có thể ứng dụng để mang lại hiệu quả điều trị cao cho các chứng bệnh như đau cẳng tay, cánh tay, liệt mặt,… Để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả, bạn tuyệt đối không nên tự tiến hành các kỹ thuật tác động lên huyệt tại nhà mà cần đến các cơ sở uy tín để được chuyên gia hỗ trợ.

Xem thêm:

  • Các huyệt đạo trên cơ thể – Bấm đúng huyệt chữa bách bệnh
  • Huyệt Ẩn Bạch chữa bệnh gì bạn đã biết?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *