Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

Huyệt Hiệp Dương là gì? Trong y học cổ truyền vùng huyệt này có tác dụng ra sao trong cứu chữa bệnh? Câu trả lời sẽ được Nhà thuốc Long Châu tiết lộ trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

Huyệt Hiệp Dương là huyệt thuộc vùng chân. Vùng huyệt này được dùng để điều trị các triệu chứng như: Đau mỏi hai chi dưới, đau lưng.

Khái niệm huyệt Hiệp Dương và vị trí của huyệt

Huyệt Hiệp Dương còn được gọi là huyệt Hợp Dương. “Hiệp” ở đây mang ý nghĩa hợp lại và “Dương” ý chỉ túc Thái dương bàng quang. Tên gọi này muốn ám chỉ huyệt này nằm gần huyệt ủy trung – huyệt hợp của kinh túc thái dương bàng quang, đồng thời đây cũng chính là nơi kinh khí của đường kinh Bàng quang hội tụ.

Huyệt Hiệp Dương có xuất xứ từ Giáp ất kinh. Huyệt nằm trên đường kinh Bàng quang và là huyệt thứ 55 của đường kinh này. Kinh Bàng quang có đường đi như sau: Xuất phát điểm ở khóe mắt trong, đi lên trán và vòng từ trước trán ra sau gáy. Tại đây sẽ chia làm hai nhánh:

  • Nhánh 1: Chạy xuống khu vực lưng cách mỏm gai cột sốt thắt lưng 1,5 thốn. Từ đây đi tiếp xuống vùng mông, mặt sau đùi và chạy vào khoeo chân ở chính giữa.
  • Nhánh 2: Chạy xuống khu vực lưng cách mỏm gai của cột sống thắt lưng 3 thốn. Từ đây đi tiếp ở vùng sau ngoài đùi đến hợp với nhánh thứ nhất giữa khoeo chân.

Đường kinh Bàng quang sẽ tiếp tục chạy xuống mặt sau của cẳng chăng, xuống phần sau của mắt cá ngoài rồi chạy dọc bờ ngoài của mu bàn chân đến tận cùng ở góc ngoài của gốc móng chân thứ 5. Đường kinh này ở vùng thắt lưng có nhánh ngầm vào thận rồi đến bàng quang.

Huyệt Hợp Dương nằm ở bụng chân, có vị trí ở đỉnh của góc dưới tứ giác khoeo chân. Tứ giác này được hợp thành bởi phần trên của cơ sinh đôi ngoài, giữa mặt sau đầu trên xương chày. Huyệt Hiệp Dương cách huyệt Ủy Trung 2 thốn và nằm phía dưới của huyệt vị này.

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

Vị trí của huyệt Hiệp Dương

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng nổi bật gồm: Ích thận, cường yêu, hoạt lạc, thư cân, điều lý mạch xung và mạch nhâm. Huyệt này thường được tác động nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Hỗ trợ điều trị tình trạng đau mỏi chân

Theo thống kê, có khoảng 17 – 30% người Việt Nam đang mắc các bệnh lý gây tình trạng đau nhức mỏi chân. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này gồm: Các bệnh lý về khớp, đau dây thần kinh, các tổn thương khi tập luyện và vận động.

Đau nhức, mỏi chân ảnh hưởng đến thể chất, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc tây hay phẫu thuật, bạn có thể tham khảo liệu pháp Y học cổ truyền giúp giảm nhanh các cơn đau mỏi, hạn chế tái phát triệu chứng. Một trong số đó chính là châm cứu và tác động lên huyệt Hiệp Dương.

Hỗ trợ điều trị đau lưng

Việc ngồi lâu, sau tư thế sẽ làm căng cơ vùng thắt lưng gây cảm giác đau mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, người sau 50 tuổi thường gặp bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau nhức khu vực này. Các triệu chứng của các bệnh lý này sẽ có thể thuyên giảm khi áp dụng thủ thuật châm cứu vào huyệt Hợp Dương.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây đau lưng có thể xử lý bằng phương pháp y học cổ truyền đó là chứng thoát vị đĩa đệm. Để hỗ trợ điều trị bệnh lý này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp tác động vào huyệt Hợp dương như: Xoa bóp bấm huyệt, điện châm, xông thuốc, thủy châm, chườm ngải,… giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng da thừa hậu môn là gì?

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?
Tác động vào huyệt Hiệp Dương giảm đau lưng

Hỗ trợ điều trị rong kinh, chảy máu âm đạo

Rong kinh hay ra máu âm đạo bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Ung thư CTC, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, polyp cổ tử cung,… Những bệnh này thường gặp ở người trong giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.

Nếu như bạn gặp hiện tượng chảy máu âm đạo và rong kinh bất thường ở thể nhẹ và nguyên nhân đến từ việc rối loạn nội tiết tố thì việc điều trị thông qua các tác động lên huyệt Hiệp Dương có thể hỗ trợ cải thiện các tình trạng này.

Các phương pháp tác động lên huyệt Hiệp Dương

Dưới đây là một số cách tác động lên huyệt để điều trị bệnh:

Thủ thuật châm

Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kim châm làm từ bạc, vàng, hợp kim hoặc inox để tác động lên huyệt Hiệp Dương. Thủ thuật châm đang được ứng dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm: Dễ thực hiện, chi phí thấp, ít biến chứng.

Theo đó, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh nhân để chỉ định châm một lần, cách nhật hoặc ngày hai lần vào huyệt. Một liệu trình châm kéo dài khoảng 7 – 10 ngày và phụ thuộc vào mức độ cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện 1 – 3 liệu trình.

Bạn cần lưu ý rằng, thủ thuật này chống chỉ định với các trường hợp: Đau bụng ngoại khoa, bệnh cấp cứu, người có sức khỏe yếu, bệnh tim, thiếu máu, có tiền sử mắc bệnh rối loạn đông máu, đang trong tình trạng tinh thần không ổn định.

Huyệt Hiệp Dương có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Vẹo cổ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh

Châm cứu đòi hỏi người thực hiện có tay nghề cao

Thủ thuật cứu

Cứu là phương pháp dùng nhiệt lượng để tác động lên huyệt vị hoặc trên bộ có bệnh. Mục đích của phương pháp này đó là dẫn sức nóng và ấm vào bên trong huyệt để ôn thông kinh lạc, ôn tán hàn tà, ít khí hoạt huyết, tiêu ứ tán kết, hồi dương cứu nghịch, phòng bệnh. Một số phương pháp cứu có thể kể đến gồm:

  • Cứu trực tiếp bằng mồi ngải: Cứu bỏng và cứu ấm.
  • Cứu gián tiếp bằng mồi ngải: Cứu cách tỏi, cứu cách gừng, cứu cách muối, cứu cách hành,…
  • Cứu bằng điếu ngải: Cứu mổ cò, cứu xoay vòng, cứu ấm, cứu cách vải.
  • Ôn châm.

Nhìn chung, huyệt Hiệp Dương khi được tác động đúng phương pháp và kỹ thuật sẽ là phương án tốt giúp hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Ngoài ra, huyệt đạo này khi phối hợp với một số huyệt khác như huyệt Phối giao tín, huyệt Trung khích còn có thể chữa trị một số bệnh như: Đồi sán, đau bụng trên, đau bụng dưới.

Xem thêm:

  • Huyệt Hoàn Cốt nằm ở vị trí nào, có tác dụng gì?
  • Huyệt công tôn có tác dụng gì? Cách tác động vào huyệt công tôn hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *