Huyệt Âm Thị có tác dụng thông kinh lạc, thư cân, ôn kinh tán hàn,… nên được ứng dụng để điều trị các triệu chứng lạnh vùng chân, liệt hạ chi,…
Bạn đang đọc: Huyệt Âm Thị là gì? Chức năng của huyệt Âm Thị
Để có thể áp dụng chính xác phương pháp và kỹ thuật, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định chính xác vị trí của huyệt Âm Thị.
Huyệt Âm Thị nằm ở đâu?
Huyệt Âm Thị (Yinshi) còn có tên gọi dân gian khác là Âm Đỉnh. Tên gọi của huyệt được đặt như vậy bởi đây là nơi âm khí tụ tập. “Âm” ý chỉ âm khí bên trong và “Thị” mang ý nghĩa là nơi tập trung.
Huyệt Âm Thị là huyệt thứ 33 thuộc Vị Kinh, có vị trí nằm tại chỗ lõm góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát với bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.
Tác dụng huyệt Âm Thị như thế nào?
Theo Y Học Cổ Truyền phương Đông, Âm Thị huyệt chủ trị lạnh đùi, lạnh đầu gối, hàn sán. Châm hoặc cứu vào vị trí huyệt này ngoài ôn kinh hàn tán còn có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh sau:
- Liệt chi dưới.
- Viêm khớp gối.
- Tê đau đầu gối.
- Co duỗi đầu gối khó khăn.
- Làm mạnh lưng đùi.
- Liệt do di chứng trúng gió hoặc tai biến mạch máu não.
Hướng dẫn các cách tác động vào huyệt Âm Thị
Việc tác động vào các huyệt đạo vùng chân vừa có tác dụng khơi thông kinh mạch, cân bằng khí huyết vừa hỗ trợ thúc đẩy khả năng tái tạo và hồi phục của cơ thể.
Ứng dụng huyệt Âm Thị để trị bệnh đòi hỏi sự chính xác và có kỹ thuật. Hiện nay, bác sĩ Y học cổ truyền đang sử dụng hai phương pháp chính để tác động vào huyệt vị này, mang lại hiệu quả cao trong cứu chữa bệnh, bao gồm: Châm cứu và bấm huyệt.
Đây là hai phương pháp trị bệnh trong Đông y được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, người thực hiện phương pháp cần có sự am hiểu chuyên sâu và tay nghề cao bởi huyệt vị trong cơ thể rất phức tạp. Người bệnh chỉ nên tìm hiểu thông tin để tham khảo, không tự ý thực hành châm cứu hay bấm huyệt tại nhà để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cao của quá trình điều trị.
Tìm hiểu thêm: Peel da xong có nên đắp mặt nạ đất sét không?
Phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp sử dụng kim mỏng bằng kim loại, đưa xuyên qua da và kích thích bằng các chuyển động nhẹ nhàng hoặc qua dòng điện xung. Kim châm được đặt tại một số điểm cụ thể trên cơ thể, gọi là huyệt đạo. Việc kích hoạt các huyệt này có thể ảnh hưởng đến năng lượng trong cơ thể, khôi phục sự cân bằng của các yếu tố âm – dương.
Với nhiều ưu điểm như: Hạn chế biến chứng, không dùng thuốc, chi phí rẻ, không đau đớn,… châm cứu đang ngày càng được ứng dụng phổ biến. Dưới đây là các bước châm cứu Âm Thị huyệt bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ châm cứu chuyên dụng: Kim châm làm từ kim loại, cồn sát trùng, bông gòn,…
- Bước 2: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân hơi co gối để xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Bước 3: Dùng kim châm hướng về giữa đầu gối với độ sâu 0,5 – 0,8 thốn. Khi cứu thì tiến hành khoảng 5 – 7 tráng, ôn cứu từ 5 – 10 phút.
- Bước 4: Rút kim và sát trùng vết châm.
Phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là một phương pháp xoa bóp, sử dụng áp lực của tay tác động vào các điểm cụ thể trên cơ thể để kích hoạt các vùng này. Theo quan điểm Y học cổ truyền, các điểm này được liên kết với cơ quan và hệ thống khác trên cơ thể. Khi được tác động với cường độ và thời gian phù hợp, bấm huyệt có thể giúp cân bằng luồng năng lượng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tự chữa lành từ đó hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Các bước bấm huyệt gồm:
- Bước 1: Xác định chính xác vị trí của huyệt Âm Thị, đó là tại chỗ lõm góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát với bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.
- Bước 2: Sử dụng các loại tinh dầu, chất dẻo hoặc dầu massage để làm trơn rồi tiến hành day và ấn huyệt với lực vừa phải, thường di chuyển theo vòng tròn khoảng 1 – 2 phút.
>>>>>Xem thêm: Rách cùng đồ âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Cách phối hợp huyệt Âm Thị cùng những huyệt khác
Theo quan điểm Đông y, ngoài việc sử dụng một huyệt đạo nhất định trong điều trị bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc phối hợp với một hoặc một số huyệt vị khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số huyệt thường được phối hợp với Âm Thị huyệt.
- Kết hợp với huyệt Can Du: Trị chứng hàn sán.
- Kết hợp với huyệt Phong Thị: Trị chứng yếu đùi và yếu chân.
- Kết hợp với huyệt Thái Khê và Can Du: Trị hàn sán, đau bụng do thoát vị bìu.
- Kết hợp với huyệt Dương Quan: Trị chứng lạnh ở mông.
- Kết hợp với huyệt Can Du: Trị chứng lạnh chân và thắt lưng, chứng thoát vị bìu.
Huyệt Âm Thị là một huyệt đạo quan trọng trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe. Việc tác động vào huyệt sẽ giúp đẩy lùi một số bệnh lý, hỗ trợ lưu thông khí huyết, điều hòa kinh mạch. Để thực hiện các kỹ thuật lên huyệt, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ bởi những chuyên gia.
Xem thêm:
- Huyệt Thanh Lãnh Uyên có tác dụng gì?
- Huyệt Duy Đạo – huyệt vị hỗ trợ điều trị táo bón
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm