Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Đông máu rải rác trong lòng mạch là một hội chứng liên quan đến các huyết khối nằm trong lòng mạch và có nguy cơ dẫn đến tắc mạch, thậm chí nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Để hiểu hơn về hội chứng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch không quá phổ biến và thường kèm theo các biến đổi fibrinogen thành các fibrin trong vi tuần hoàn và làm thuyên tắc mạch máu. Nếu không phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị đúng cách thì tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Thế nào là đông máu rải rác trong lòng mạch?

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (viết tắt là DIC – Disseminated Intravascular Coagulation) còn được gọi là hội chứng đông máu tiêu thụ, đây là một trạng thái bệnh lý xảy ra khi các huyết khối được hình thành bất thường trong lòng mạch kèm theo đó là các biến đổi fibrinogen thành các fibrin trong vi tuần hoàn.

Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Đông máu rải rác trong lòng mạch là tình trạng cục máu đông xuất hiện bất thường trong mạch máu gây nguy hiểm

Về mặt sinh học, đông máu rải rác trong lòng mạch có nghĩa là các yếu tố gây đông máu bị lôi cuốn và sử dụng hết vào việc hình thành nên thrombin và fibrin. Về mặt lâm sàng thì đây lại là hiện tượng chảy máu do đông nhiều, có nghĩa là xuất hiện đồng thời 2 biểu hiện gồm đông máu rải rác trong lòng mạch và hội chứng chảy máu.

Đông máu rải rác trong lòng mạch do đâu?

Quá trình hình thành cục máu đông thông thường sẽ sử dụng các phân tử protein tuy nhiên khi những protein này bị sử dụng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. Một số nguyên nhân phổ biến gây hội chứng này là:

Nguyên nhân sản khoa: Thai lưu, sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén, chảy máu ồ ạt sau khi bong nhau, viêm bể thận do mang thai, chứa trứng, nhiễm khuẩn do phá thai, nghẽn mạch do nước ối, rau tiền đạo, vỡ tử cung,… đều có thể dẫn đến hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch ở bà bầu hoặc bà bầu sau sinh.

Nguyên nhân ngoại khoa: Có thể là do các vấn đề như sốc chảy máu, sốc chấn thương, bỏng nặng, hội chứng vùi lấp, tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật nối cửa – chủ, bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tim mạch, phổi, lồng ngực, mổ tiền liệt tuyến, cấy ghép nội tạng như gan, thận, tim, mổ cắt bỏ khối u ung thư kích thước lớn hoặc nạo vét hạch.

Nguyên nhân nội khoa: Bao gồm rất nhiều yếu tố bệnh lý cụ thể như nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn máu. Tình trạng này diễn ra so tụ cầu, não mô cầu và trực khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí,… Việc bị nhiễm vi rút nặng có thể gây sốc do nhiễm khuẩn, lao kê, dịch hạch, sốt rét ác tính, sốc phản vệ, suy thận cấp, say nắng nặng, nhiễm độc lân hữu cơ, xơ gan,…

Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Suy thận cấp làm tăng nguy cơ đông máu rải rác trong lòng mạch

Triệu chứng khi bị đông máu rải rác trong lòng mạch

Tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch kéo dài gây rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nên việc phát hiện sớm và tiến hành chữa trị đóng vai trò rất lớn đối với hiệu quả điều trị hội chứng này. Triệu chứng khi bị đông máu rải rác trong lòng mạch phổ biến nhất là chảy máu, có thể chảy máu ở nhiều vị trí khác nhau như niêm mạc miệng, chân răng, mũi, âm đạo,… hoặc thậm chí là chảy máu nội tạng.

Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch gồm:

  • Hình thành các cục máu đông bất thường trong cơ thể;
  • Nhận thấy vết bầm tím xuất hiện thường xuyên không rõ nguyên nhân;
  • Có các chấm đỏ trên bề mặt da;
  • Hạ huyết áp đột ngột;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Sốc giảm thể tích và khó hồi phục;
  • Tổn thương nội tạng do thiếu máu, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử;
  • Chảy máu do máu không lưu thông được, có thể gây chảy máu ồ ạt hoặc rải rác ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí chấn thương, va chạm, chỗ tiêm, vết mổ, rong kinh,…

Tìm hiểu thêm: Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Phụ nữ bị rong kinh thường xuyên có thể là dấu hiệu mắc bệnh

Ở những bệnh nhân bị ung thư và có mắc hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, bệnh tình thường diễn ra từ từ và thường thấy nhất là các cục máu đông trong tĩnh mạch. Bên cạnh đó, hội chứng này cũng có một số triệu chứng cận lâm sàng khác như:

  • Đàn hồi đồ cục máu có biểu hiện giảm đông;
  • Số lượng tiểu cầu giảm;
  • Hồng cầu bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ;
  • Giảm lượng fibrinogen huyết tương;
  • Giảm hẳn các yếu tố II, V, VIII, XIII,…;
  • Lượng prothrombin giảm dưới 50%;
  • Có thể bị giảm kháng thrombin III.

Điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch có thể được điều trị nhưng quá trình rất phức tạp và đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều phương pháp để điều trị từ nguyên nhân gây bệnh đến triệu chứng toàn thân như chảy máu số lượng lớn, sốc hoặc tan máu. Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch cũng yêu cầu phải điều trị càng sớm càng tốt để có hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Khi các cục máu đông đã hình thành, bác sĩ sẽ nhanh chóng sử dụng heparin với liều đầu là 3000 – 5000IU để tiêm vào tĩnh mạch, sau đó tiến hành truyền tĩnh mạch 40 – 500IU/kg/24 giờ. Một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng thêm kháng thrombin III mỗi ngày 2 lọ.

Các yếu tố đông máu bị thiếu hụt do hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch cũng có thể được truyền bù lại thông qua truyền máu tươi, plasma tươi, fibrinogen hoặc khối tiểu cầu. Việc sử dụng chế phẩm máu trong chữa trị đông máu rải rác trong lòng mạch cụ thể như sau:

  • Truyền khối tiểu cầu khi kết quả lâm sàng cho thấy có chảy máu và số lượng tiểu cầu giảm dưới G/L hoặc bệnh nhân không bị chảy máu nhưng số lượng tiểu cầu vẫn giảm dưới 20G/L. Liều lượng truyền sao phù hợp với yêu cầu duy trì mức tiểu cầu trên 50G/L.
  • Truyền huyết tương tươi đông lại khi bệnh nhân bị chảy máu và PT % giảm dưới 30%, liều lượng cần truyền là từ 15 – 20ml/kg/24 giờ và ngừng truyền khi mức PT đã bằng hoặc cao hơn 70%.
  • Truyền tủa lạnh yếu tố III (tức cryoprecipitate) khi lượng fibrinogen giảm dưới 1G/L và liều lượng cần truyền là từ 2 – 3 đơn vị/24 giờ, ngừng truyền khi mức fibrinogen đã đạt trên 1.5G/L.
  • Tiến hành truyền khối hồng cầu khi Hb giảm dưới 80G/L hoặc khi người bệnh liên tục chảy máu.

Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

>>>>>Xem thêm: Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Truyền máu tươi là biện pháp được sử dụng trong một số trường hợp đông máu rải rác trong lòng mạch

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch là một trong những vấn đề huyết học nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng với diễn biến nhanh. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu của hội chứng này thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra cũng như chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Bệnh tan máu tự miễn là gì? Phân loại và nguyên nhân gây bệnh
  • Tế bào máu sinh ra ở đâu? Biểu hiện khi tế bào máu gặp vấn đề

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *