Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết

Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết

Fructose là loại đường có nhiều trong các loại trái cây và rau củ, chính vì vậy khi ăn bạn sẽ cảm giác có vị ngọt. Đường fructose cũng thường đường dùng để tạo vị ngọt cho một số loại thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên các chuyên gia y tế không khuyến khích mọi người sử dụng những thực phẩm có chứa loại đường. Nguyên nhân do đâu? Và các vấn đề xoay quanh việc cơ thể không dung nạp fructose là gì?

Bạn đang đọc: Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết

Hầu như ai ai trong chúng ta đều đã thử qua những loại thực phẩm mà trong đó chúng có chứa đường fructose. Nhưng các chuyên gia y tế lại khuyến khích mọi người không nên sử dụng những thực phẩm có chứa loại đường này. Vậy đường fructose là đường gì? Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết.

Fructose là đường gì?

Fructose là loại đường chiếm hơn 50% lượng đường có trong thức ăn mà chúng ta ăn mỗi ngày. Loại đường này giúp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống. Nhưng điều đặc biệt của đường fructose là nó sẽ chuyển thành đường glucose rồi sau đó mới được cơ thể tiêu thụ thành năng lượng.

Trong các thực phẩm như siro hay nước trái cây dạng hộp… chứa khá nhiều fructose. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế không mấy khuyến khích chúng ta tiêu thụ nhiều loại đường này, do khả năng cao sẽ gây rối loạn tiêu chuyển hóa.

Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết

Đường fructose chiếm hơn 50% lượng đường có trong thức ăn mà chúng ta ăn mỗi ngày

Vấn đề cơ thể không dung nạp fructose

Đối với những người không dung nạp fructose thì đồng nghĩa với việc loại đường này sẽ không hấp thụ vào máu. Mà thay vào đó, fructose sẽ đi thẳng đến ruột già và được lên men bởi những vi khuẩn có trong đường ruột, khiến bạn dễ gặp các vấn đề liên quan khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện của người không dung nạp fructose:

  • Chướng bụng;
  • Buồn nôn, tiêu chảy;
  • Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa kéo dài;
  • Đau bụng thường xuyên…

Tìm hiểu thêm: Body fat mass và các yếu tố quyết định thành phần lượng mỡ trong cơ thể

Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết
Chướng bụng có thể là dấu hiệu của việc bạn không dung nạp fructose

Nguyên nhân cơ thể không dung nạp fructose

Khi cơ thể không dung nạp được fructose để chuyển hóa thành glucose có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do đột biến gen

Những người không dung nạp fructose di truyền có thể là do đột biến gen. Vấn đề này sẽ được phát hiện sau khi cai sữa mẹ hoặc chuyển sang những thực phẩm dạng rắn. Những đứa trẻ này khi lớn lên khó có thể kiểm soát các thực phẩm chứa fructose, khiến lượng đường tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, có hại cho cả gan và thận.

Không dung nạp fructose trong ăn uống

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất dành cho trường hợp này. Nó có thể là do khả năng hấp thụ của cơ thể kém dẫn đến việc khó dung nạp fructose. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lượng đường fructose trong chế độ ăn uống thường ngày, gây nên các bệnh liên quan đến đường ruột hay hội chứng ruột kích thích. Để xác định rõ hơn về nguy cơ người bệnh gặp phải vấn đề này, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm và loại trừ các nguyên nhân khác để đưa ra kết luận đúng nhất.

Làm gì khi cơ thể không dung nạp fructose?

Đối với người không dung nạp được fructose trong ăn uống, bạn nên gặp bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân tại sao bạn lại gặp vấn đề này. Từ đó các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một thực đơn ăn kiêng. Có thể trong thời gian từ 20 đến 30 ngày hoặc hơn bạn sẽ không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào có chứa fructose. Để xem xét biểu hiện cơ thể của bạn và từ từ bổ sung lại các thực phẩm có fructose, giúp tìm ra lương fructose mà bạn có thể dung nạp được bình thường.

Nên hạn chế uống nước ngọt, siro… để hạn chế lượng fructose quá lớn nạp vào cơ thể. Và đọc kỹ bao bì trước khi sử dụng bất kì thực phẩm nào để đảm bảo lượng fructose mà bạn nạp vào cơ thể luôn được kiểm soát.

Các vấn đề về việc cơ thể không dung nạp fructose bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Sụp mí bẩm sinh: Nguyên nhân, biểu hiện nhận biết và các cách điều trị bệnh hiệu quả

Nên hạn chế uống nước ngọt để hạn chế lương fructose lớn nạp vào cơ thể

Các thực phẩm cơ thể không dung nạp khác

Ngoài fructose thì vẫn còn một số những thực phẩm mà người bệnh không thể dung nạp như:

  • Trứng: Một vài người trong chúng ta có thể bị khó tiêu khi ăn lòng trắng trứng mặc dù họ không hề dị ứng trứng. Các biểu hiện của việc không dung nạp trứng có thể là đau bụng, tiêu chảy kéo dài. Vì vậy bạn cần nên hết sức chú ý khi xuất hiện những biểu hiện trên khi ăn lòng trắng trứng.
  • Bột ngọt: Bột ngọt được xem như một chất phụ gia, giúp tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc ăn bột ngọt nhiều có thể gây đau đầu (hay còn gọi là say bột ngọt), nổi mề đay… Đó cũng là biểu hiện của người không dung nạp bột ngọt.
  • Nấm men: Những người không dung nạp được nấm men sẽ có ít biểu hiện hơn là người bị dị ứng nấm men.
  • Màu thực phẩm: Các chất tạo màu được dùng trong thực phẩm, sẽ gây nên phản ứng với những người không dung nạp được màu thực phẩm. Họ có thể bị nổi ban, ngứa ngáy, sưng và nghẹt mũi…

Hầu như ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng cơ thể khó có thể dung nạp được fructose nên bạn cần chú ý hơn khi nhận thấy các bất thường khi uống nước ngọt hoặc ăn siro. Có thể thấy ngoài không dung nạp fructose, cũng có một số loại thực phẩm khác mà bạn không thể dung nạp. Nếu xuất hiện những biểu hiện lạ khi sử dụng các thực phẩm nêu trên, bạn nên ngừng ngay và đến gặp bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân cũng như giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Xem thêm:

  • Không dung nạp trứng là gì? Điều trị không dung nạp trứng như thế nào?
  • Triệu chứng của dị ứng hạnh nhân là gì? Cần làm gì khi bị dị ứng hạnh nhân?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *