Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Dấu hiệu harzer là một dấu hiệu trong thăm khám lâm sàng tim mạch. Dấu hiệu harzer có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề sức khỏe tổng quát đến các rối loạn tim mạch.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Harzer là một dấu hiệu quan trọng liên quan đến sức khỏe tim mạch. Harzer dương tính cho thấy người bệnh đang có tình trạng phì đại thất phải. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng các bạn khám phá sâu hơn về các dấu hiệu harzer, bao gồm nguyên nhân, tác động và hậu quả của nó đối với sức khỏe.

Dấu hiệu harzer là gì?

Trái tim được cấu tạo bởi 4 ngăn, gồm tâm nhĩ trái và phải, tâm thất trái và phải. Tâm thất trái có nhiệm vụ bơm máu từ tim đến tất cả các cơ quan trong cơ thể với áp lực cao, do đó, nó cần có thành tâm thất trái dày và khỏe. Ngược lại, tâm thất phải có nhiệm vụ bơm máu nghèo oxy “đã qua sử dụng” đến phổi, thông qua động mạch phổi để được cung cấp oxy mới. Tâm thất phải có thể hoạt động ở áp suất thấp và có thành tương đối mỏng, ít cơ tim hơn so với tâm thất trái.

Dấu hiệu harzer là một chỉ báo quan trọng trên lâm sàng của chuyên khoa tim mạch. Để khám dấu hiệu harzer, bạn đặt ngón cái vào mũi ức trái, lòng ngón tay hướng về vai trái và đặt bốn ngón tay còn lại lên vùng mỏm tim. Nếu bạn cảm nhận nhịp tim đập đồng thời với mỏm tim, đó là dấu hiệu harzer dương tính. Dấu hiệu này chứng tỏ người bệnh có tình trạng phì đại thất phải.

Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Dấu hiệu harzer dương tính chứng tỏ người bệnh có tình trạng phì đại thất phải

Dấu hiệu harzer dương tính gây ra triệu chứng gì?

Dấu hiệu harzer dương tính chứng tỏ người bệnh có tình trạng phì đại thất phải và tình trạng này rất nguy hiểm vì triệu chứng thường khó phát hiện. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể gặp biến chứng đột tử ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Các triệu chứng có thể xuất hiện:

  • Đau ngực: Thường xảy ra khi tập thể dục hoặc sau khi ăn và đôi khi có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Khó thở và mệt mỏi: Đây là những triệu chứng phổ biến ở người lớn tuổi bị phì đại thất phải, do áp lực tăng cao phổi.
  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh: Đây là một dấu hiệu nguy hiểm có thể chỉ ra sự rối loạn nhịp nhanh thất hoặc rung thất và có nguy cơ gây đột tử.
  • Đánh trống ngực: Cảm giác tim đập nhanh và mạnh.

Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

Đau ngực đôi khi có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi

Dấu hiệu harzer dương tính gặp trong bệnh nào?

Dấu hiệu đang xét biểu thị sự phì đại thất phải, rất phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay thuyên tắc phổi vì áp lực phổi tăng cao trong tình huống này và đòi hỏi tâm thất phải phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi do đó gây phì đại thất phải.

Cũng trong tình huống tương tự, những nhóm bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, phát triển tăng áp phổi theo thời gian cũng sẽ phát triển phì đại thất phải và có dấu hiệu harzer dương tính.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay?

Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?
Dấu hiệu harzer dương tính rất phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Dấu hiệu harzer dương tính có nguy hiểm không?

Dấu hiệu harzer dương tính là một dấu chứng nguy hiểm vì nó biểu thị cho tình trạng phì đại thất phải, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Rối loạn nhịp tim: Bệnh này có thể gây ra rung nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất. Rung nhĩ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nhịp nhanh thất và rung thất thường là nguyên nhân gây ngừng tim và tử vong.
  • Thiếu máu cơ tim: Phì đại cơ tim làm giảm lượng máu lưu thông qua động mạch vành, dẫn đến thiếu máu cung cấp dưỡng chất cho cơ tim.
  • Giãn cơ tim: Bệnh kéo dài có thể làm tâm thất giãn ra để tăng khả năng chứa máu, làm giảm sức co bóp của cơ tim theo thời gian.
  • Suy tim: Sự phì đại cơ tim làm giảm khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim.

Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm môi ánh sáng là gì? Biến chứng có thể xảy ra do viêm môi ánh sáng

Phì đại thất phải có thể dẫn đến biến chứng suy tim

Ai có nguy cơ đột tử khi có dấu hiệu harzer dương tính?

Hầu hết những người có dấu hiệu harzer dương tính biểu thị cho phì đại thất trái đều đối mặt với nguy cơ tử vong đột ngột. Để chuẩn bị cho việc phòng ngừa và xử lý kịp thời các biến chứng bất thường, người bệnh cần cung cấp tiền sử bệnh lý cho bác sĩ.

Các đối tượng mắc bệnh phì đại cơ tim có nguy cơ tử vong đột ngột bao gồm:

  • Người có tiền sử gia đình bị đột tử do bệnh tim.
  • Người trẻ hay bị ngất nhiều lần.
  • Những người có huyết áp bất thường khi tập thể dục.
  • Những người có tiền sử rối loạn nhịp tim.
  • Những người có triệu chứng nặng và chức năng tim suy giảm.

Việc nhận biết và chẩn đoán sớm những yếu tố nguy cơ này giúp bác sĩ chuẩn bị và áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời, từ đó giảm nguy cơ tử vong đột ngột cho bệnh nhân.

Người bị phì đại thất phải có chữa được không?

Người bị phì đại thất phải không thể được chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiện đại giúp giảm thiểu triệu chứng và nguy cơ biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột tử hay đột quỵ.

Phương pháp điều trị được áp dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể và các chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp bao gồm sử dụng thuốc phối hợp với thay đổi lối sống, đặt máy phá rung cấy hoặc máy tạo nhịp để giảm nguy cơ đột tử cho bệnh nhân.

Việc điều trị bằng thuốc được áp dụng cho người bệnh phì đại thất phải nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng:

  • Thuốc ức chế beta và ức chế canxi được sử dụng để làm giãn cơ tim, cải thiện khả năng đầy máu và bơm máu của cơ tim.
  • Thuốc kháng đông giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và ngăn ngừa đột quỵ đối với bệnh nhân có rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu giúp giảm chứng phù ở phổi và chân.
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị:

  • Giảm uống rượu, bia và caffein: Rượu, bia và caffein có thể tăng nhịp tim và huyết áp, do đó cần giảm hoặc ngừng sử dụng để không làm nặng triệu chứng.
  • Hạn chế lượng muối và nước.
  • Tập thể dục: Bệnh nhân có thể tham gia vào các hoạt động thể thao nhẹ nhàng, trừ khi có hạn chế cụ thể. Nên tránh nâng vật nặng và các hoạt động thể thao có tính chất đối kháng cao.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ: Bệnh nhân cần tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi triệu chứng và nhận phương pháp điều trị kịp thời.

Vậy dấu hiệu harzer dương tính biểu thị cho người bệnh đang có tình trạng phì đại thất phải. Đây là một tình trạng nguy hiểm và không thể chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ và thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *