Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay?
Sự lớn lên từng ngày của trẻ vốn là điều đáng mừng hơn là cuộc cạnh tranh với con nhà người ta. Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là các bậc phụ huynh vẫn ghé tai nhau rằng bé mấy tháng biết vỗ tay hay tại sao bé nhà tôi vẫn chưa biết vỗ tay.
Bé mấy tháng biết vỗ tay vẫn đang là chủ đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ làm sáng tỏ chủ đề này đồng thời bật mí cách khuyến khích trẻ vỗ tay đơn giản không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ.
Bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay?
Trên thực tế, những hành động của bé như vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay đều là những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của con. Đây là những minh chứng cho thấy bé thông qua việc sao chép âm thanh cũng như cử chỉ của người lớn để học tập các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trước khi phát triển được khả năng giao tiếp bằng lời nói.
Khi cha mẹ biết được bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay hay vẫy tay sẽ góp phần hỗ trợ bác sĩ xác định được tầm nhìn và sự phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa làm được các hoạt động này thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi điều này là hoàn toàn bình thường.
Với câu hỏi bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay, các bác sĩ nhi khoa cho biết: Tuỳ thuộc vào từng bé mà thời điểm trẻ biết vỗ tay, chỉ tay hay vẫy tay là khác nhau bởi sự phát triển cũng có sự khác nhau giữa từng bé. Trên thực tế, trong giai đoạn từ 8 – 12 tháng, bé sẽ có thể biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay.
- Vỗ tay: Bé có thể bắt chước được hành động của người lớn khi bé được 9 tháng tuổi. Vì vậy, em bé có thể vỗ tay, hoan hô hay vẫy tay chào khi thấy người lớn làm những hành động đó.
- Chỉ tay: Khi được 9 tháng tuổi, nếu bé muốn người lớn chú ý đến những vật mà chúng quan tâm thì trẻ có thể chỉ tay vào những thứ đó.
Trên thực tế, bé làm những hành động này không chỉ để người lớn chú ý đến những thứ mà bé quan tâm mà còn muốn chỉ ra hành động mà bé muốn làm, những thứ con muốn, những điều con nhớ hay thậm chí là những điều quen thuộc nhưng bỗng không còn xuất hiện nữa.
Yếu tố trì hoãn bé vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay
Dưới đây là một số yếu tố có thể trì hoãn việc bé vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay, các mẹ hãy tham khảo nhé:
Thị lực kém
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, tầm nhìn của bé sẽ dần thay đổi. So với lúc mới sinh, trẻ có thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh hơn. Khi đó, các kỹ năng vận động phối hợp cơ thể và mắt cũng phát triển trước khi bé được một tuổi.
Chính vì thế, khi bé được 12 tháng tuổi trở lên mà không thích dùng bàn tay để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh thì rất có thể trẻ đang có vấn đề về thị lực, cụ thể là thị lực kém khiến cho bé không nhìn rõ được đồ vật. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ đẻ non.
Do vậy, nếu phát hiện bé gặp khó khăn trong quá trình nhận diện hay phân biệt đồ chơi, khuôn mặt thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám.
Bé tự học nhưng không tự biểu hiện
Trên thực tế, cũng có những trường hợp bé không thích vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay mà thay vào đó là làm theo cách riêng của mình để thu hút sự chú ý của người lớn, ví dụ như đập vào đồ mình muốn hay la hét,… Bé hoàn toàn có thể tự học được các kỹ năng nói trên song cha mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng khéo léo bàn tay.
Tự kỷ
Một số hành vi và dấu hiệu kỳ quặc của trẻ có thể là biểu hiện của chứng tự kỷ. Cha mẹ có thể phát hiện một số dấu hiệu như bé thiếu tiếp xúc bằng mắt, không quan tâm đến việc bắt chước cử chỉ, âm thanh hay không tuân theo sự hướng dẫn của cha mẹ khi trẻ trong giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi.
Tuy có nhiều yếu tố có thể dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhưng nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời.
Di truyền
Trong quá trình mang thai và sau sinh, các bé đều cần thực hiện các kiểm tra và sàng lọc để loại bỏ một số yếu tố di truyền có thể dẫn đến một số bệnh như down, chứng loạn dưỡng cơ,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Nếu phát hiện con vụng về, chậm phát triển các kỹ năng vật lý và giao tiếp, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật nha chu
Cách khuyến khích trẻ vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay
Có thể nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết, nhà vật lý vĩ đại Einstein bị nhầm là trẻ chậm phát triển khi ông biết nói rất muộn. Đây là minh chứng cho thấy trẻ chậm nói không có nghĩa trẻ chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé phát triển chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Để khuyến khích bé thực hiện hành động vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay, cha mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau:
- Vỗ tay theo nhạc: Cha mẹ có thể kết hợp việc cho trẻ nghe nhạc, hát cho bé nghe và vỗ tay sẽ giúp kích thích kỹ năng vận động, kỹ năng nói của trẻ. Lúc này, cha mẹ có thể tạo liên kết với con.
- Thường xuyên đập tay với con: Điều này sẽ giúp rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay của bé. Ngoài ra, vỗ hai lòng bàn tay vào nhau cũng là cách thể hiện một điều gì đó tốt đẹp.
- Làm gương cho trẻ biết khi nào cần vỗ tay: Khi con làm một điều gì đó tốt hay hoàn thành một việc nào đó, hãy vỗ tay để động viên coi như một phần thưởng cho bé. Dần dần, trẻ sẽ hiểu được vỗ tay là hành động dành cho một thành tích nào đó.
- Vỗ tay theo các nhịp độ khác nhau: Bé luôn thích những điều mới lạ, đa dạng và bất ngờ. Chính vì thế, khi vỗ tay, cha mẹ hãy thay đổi tốc độ nhanh chậm để giúp việc luyện tập như này trở nên thú vị và hài hước hơn trong mắt bé.
- Một số phương pháp khác: Ngoài các cách nêu trên, cha mẹ có thể áp dụng các cách đơn giác khác như thường xuyên trò chuyện với con, tạo ra một trò chơi nhỏ để bé nhận diện mọi thứ bằng ngón tay hoặc cho bé khám phá những điều mới lạ bằng tay,… để rèn luyện các kỹ năng vận động, giao tiếp.
>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của kích thước phôi thai theo tuần như thế nào?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bé mấy tháng biết vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay. Hy vọng, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo Nhà thuốc Long Châu trong suốt thời gian qua.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:trẻ emTrẻ sơ sinhChăm sóc trẻ