Chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin, không chủ quan với bệnh thủy đậu!

Chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin, không chủ quan với bệnh thủy đậu!

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là Trái rạ, Phỏng dạ, Canh Châu là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, tỷ lệ lây nhiễm cao (Ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc bệnh Thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh tại các vùng ôn đới) xảy ra theo mùa, ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thường tăng cao vào mùa Đông, đầu Xuân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Bạn đang đọc: Chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin, không chủ quan với bệnh thủy đậu!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My – hiện công tác tại Tiêm chủng Long Châu. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Hiện Bác sĩ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.

Tìm hiểu thêm: Ai không nên uống hoa đu đủ đực?

Chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin, không chủ quan với bệnh thủy đậu!

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về vai trò của phương pháp xét nghiệm đo IVC trong hồi sức dịch

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết về vai trò của vắc xin trong phòng ngừa bệnh thủy đậu là gì?

Trước hết, chúng ta sẽ chia sẻ về cơ chế hoạt động cũng như đặc tính của Vắc xin.

Thứ nhất, sau khi tiêm Vắc xin, cơ thể sẽ ngay lập tức được kích hoạt ba giai đoạn: Nhận diện, Hoạt hóa và Đáp ứng. Hệ quả của các giai đoạn này là kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) được nhận diện, cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu cũng như hệ đáp ứng miễn dịch qua tế bào với mầm bệnh được hoàn thiện và các tế bào nhớ đáp ứng miễn dịch được sinh ra nhằm loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

Thứ hai, về đặc tính của Vắc xin (Miễn dịch đặc hiệu thu được) bao gồm: Đặc hiệu, Đa dạng, Nhớ, Giới hạn và phân biệt được “lạ”, “quen” với cơ thể. Với các Vắc xin ngừa bệnh Thủy đậu (Ví dụ cụ thể là vắc xin Varilrix của hãng GSK), thì sau khi tiêm vắc xin mũi thứ 2 sau 6 tuần, bằng các phương pháp xét nghiệm ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent assay) hay IFA (Immunofluorescent Antigen) thì kháng thể được sinh ra đạt 100% (Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh đạt 100%).

Thứ ba, trong trường hợp sản phụ không tiêm vắc xin mà chẳng may mắc bệnh Thủy đậu trong ba tháng đầu của thai kỳ, hoặc khi sinh thì nguy cơ em bé lần lượt bị Hội chứng nhiễm Thủy đậu bẩm sinh (Teo chi, Sang thương da, bất thường thần kinh, bất thường cấu trúc nhãn cầu…) hoặc Hội chứng Thủy đậu sơ sinh (Sang thương da, các trường hợp nặng có thể có biến chứng: Viêm phổi, Viêm gan, Viêm màng não, Rối loạn đông máu nặng do suy gan…). Còn nếu chẳng may, chúng ta trong cộng đồng mà bị Thủy đậu thì các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra như: Bội nhiễm da, Viêm phổi, Viêm não – màng não, Suy thượng thận, Viêm cầu thận, Viêm cơ tim… thậm chí có thể là tử vong.

Tại sao quá trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu cần đảm bảo đầy đủ liều lượng và theo đúng lịch trình?

Với cơ chế tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu phòng ngừa bệnh bằng ở trên, chúng ta đã hiểu được lợi ích của vắc xin. Tuy nhiên, bằng các nghiên cứu khoa học, thì nếu chúng ta chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì hiệu quả bảo vệ được bao nhiêu? Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, hiện đang có các loại vắc xin ngăn ngừa bệnh Thủy đậu gồm có: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ), thì theo thông tin của các nhà sản xuất, tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh sau khi tiêm 1 mũi vắc xin lần lượt là: 89,6% và 97%. Tuy nhiên, nếu thực hiện tiêm chủng đủ 2 liều và đảm bảo khoảng cách, theo lứa tuổi được tiêm ngừa thì tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh lần lượt là 100% và 99,9%. Qua đó, nhằm đạt được mục tiêu là phòng ngừa bệnh tốt nhất, chúng ta nên thực hiện lịch tiêm đúng số liều và đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu khác ngoài vắc xin là gì?

Tác nhân gây bệnh Thủy đậu chính là vi rút Herpes loại 3 (Herpes Zoster). Đặc điểm của vi rút này là: Lây truyền qua đường hô hấp, bởi các phần tử khí dung, giọt bắn. Tính chất lây nhiễm cao hơn trong điều kiện thời tiết lạnh. Vi rút Thủy đậu sống được vài ngày trong vảy thủy đậu, phân tán vào không khí. Vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường. Bởi vậy, ngoài việc ngăn ngừa đặc hiệu bằng vắc xin, các biện pháp không đặc hiệu khác cũng giúp chúng ta ngăn ngừa bao gồm:

  • Cách ly: 7 ngày với trẻ bị mắc bệnh Thủy đậu, 11-21 ngày với những trẻ có tiếp xúc với bệnh nhân Thủy đậu. Người lớn bị bệnh cần nghỉ làm, tránh tiếp xúc với người khác.
  • Sát khuẩn, tẩy uế với các đồ vật bị nhiễm từ dịch tiết của người bệnh Thủy đậu.
  • Chế phẩm sinh học: Dùng kháng huyết thanh chống Thủy đậu trong vòng 96 giờ cho người tiếp xúc với bệnh nhân Thủy đậu.

Tình hình dịch bệnh thủy đậu hiện nay và tầm quan trọng của việc tiêm chủng trong bối cảnh này là gì? Và loại vắc xin nào đang được triển khai tại Việt Nam hiện nay.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng Việt nam (VN CDC), Bệnh Thủy đậu xảy ra ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc bệnh Thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa Đông và đầu Xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn. Vì tính chất lây nhiễm của Thủy đậu là qua đường hô hấp, cho nên biện pháp chủ động và đặc hiệu tốt nhất chính là tiêm ngừa bằng Vắc xin.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, các vắc xin ngăn ngừa Thủy đậu bao gồm:

1. Varilrix (được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học GSK, sản xuất tại Bỉ). Hiện nay, loại vắc xin thế hệ mới này đã chính thức có hàng trở lại tại Tiêm chủng Long Châu.

2. Varivax (Mỹ).

3. Varicella (Hàn Quốc). Tuy nhiên nguồn cung cấp vắc xin này, gần đây bị gián đoạn.

Thưa bác sĩ, vậy loại vắc xin ngừa thủy đậu thế hệ mới này (Varilrix) có ưu điểm gì so với các loại vắc xin ngừa thủy đậu trước đó?

  • Hiện nay, duy nhất vắc xin ngăn ngừa bệnh Thủy đậu – Varilrix được phê duyệt, sử dụng cho trẻ từ 09 tháng tuổi. Do vậy, trẻ sẽ được bảo vệ sớm hơn so với tất cả các chế phẩm vắc xin Thủy đậu khác.
  • Hơn nữa, với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đây cũng là Vắc xin ngừa bệnh Thủy đậu duy nhất mà khoảng cách từ mũi tiêm cuối, tới thời điểm mang thai được an toàn là ngắn nhất (01 tháng).
  • Varilrix sử dụng được trên khách hàng suy dinh dưỡng, suy kiệt hoặc có tiền sử co giật trong vòng 1 năm qua.

Trên là một số giải đáp của bác sĩ Nguyễn Văn My cho các câu hỏi thường gặp của bệnh Thủy đậu và cách phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về căn bệnh này, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị bệnh thích hợp. Chúc bạn sức khỏe!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *