Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

Tế bào gốc trong máu cuống rốn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ hiện nay muốn lưu trữ máu cuống rốn cho con. Và điều mà họ quan tâm hàng đầu là chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

Bạn đang đọc: Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

Lưu trữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã và đang trở thành xu hướng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Máu cuống rốn chứa tế bào gốc, rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý nguy hiểm về máu, bệnh suy giảm miễn dịch… Đây là lý do ngày càng có nhiều bậc cha mẹ muốn tìm hiểu về chi phí lưu trữ máu cuống rốn.

Máu cuống rốn là gì? Có ý nghĩa gì?

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, dinh dưỡng, oxy từ máu của mẹ qua nhau thai, qua dây rốn vào trong cơ thể của thai nhi để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Máu cuống rốn là lượng máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai khi trẻ sơ sinh chào đời. Thành phần của máu cuống rốn gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và đặc biệt nhất, có giá trị nhất chính là các tế bào gốc tạo máu hay còn được gọi là tế bào gốc dây rốn.

Tế bào gốc tạo máu là những tế bào nguyên thủy chưa trưởng thành. Nó có khả năng biệt hóa và phát triển thành các loại tế bào máu với chức năng khác nhau. Khi biệt hóa thành tế bào bạch cầu, chúng sẽ có chức năng miễn dịch. Khi biệt hóa thành tế bào hồng cầu, chúng sẽ giúp vận chuyển oxy vào máu. Giống như bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể, tế bào máu có tuổi thọ nhất định. Khi những tế bào già cỗi chết đi sẽ có những tế bào mới được sản sinh ra từ tế bào gốc tạo máu. Vì vậy, tế bào gốc tạo máu có trong máu cuống rốn có vai trò cực quan trọng là tạo ra tế bào khỏe mạnh thay thế cho tế bào bệnh lý trong quá trình điều trị bệnh.

Trước đây, tế bào gốc tạo máu được lấy từ tủy xương của người hiến. Nhưng sau khi các nghiên cứu khoa học phát hiện ra số lượng dồi dào và tính ưu việt của các tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn, phương pháp lưu trữ máu cuống rốn đã ra đời.

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

Máu cuống rốn có tế bào gốc tạo máu được đánh giá cao về số lượng và chất lượng

Ý nghĩa của lưu trữ máu cuống rốn

Trước khi tìm hiểu chi phí lưu trữ máu cuống rốn, chúng ta sẽ cùng điểm qua về những ý nghĩa to lớn của phương pháp lưu trữ máu cuống rốn. Mục đích của kỹ thuật lưu trữ này thu thập để có thể sử dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý nguy hiểm mà trẻ có thể mắc phải trong tương lai. Nếu được ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn của chính mình, người bệnh sẽ không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Tế bào gốc nguyên thủy từ máu cuống rốn có khả năng tăng sinh cao, tỷ lệ nhiễm virus thấp và chỉ có nguy cơ bị đào thải bằng 1/2 so với ghép tế bào gốc trưởng thành. Có thể kể đến những bệnh lý có thể điều trị bằng tế bào gốc thu thập từ máu cuống rốn như: Các bệnh tự miễn, bệnh di truyền, bệnh bạch cầu, bệnh lymphoma, suy tủy xương, đa u tủy xương, thiếu máu tan máu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa…

Lý do cha mẹ nên lưu trữ máu cuống rốn cho con?

Ý nghĩa lớn lao nhất của lưu trữ máu cuống rốn là cha mẹ đã tạo lá chắn bảo vệ trọn đời cho con, mang đến cơ hội chữa khỏi nhiều bệnh lý nghiêm trọng có tỷ lệ mắc khá cao. Đây không chỉ là lợi ích của trẻ mà còn là lợi ích của gia đình và xã hội.

Máu cuống rốn của trẻ có thể dùng để điều trị bệnh hiểm nghèo cho cả các thành viên khác có cùng huyết thống với trẻ. Ngoài ra, máu cuống rốn cũng có thể cứu sống nhiều người bệnh khác đang cần ghép tế bào gốc tạo máu. Hành động này mang ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn, tương tự như hiến tạng. Quá trình tiến hành lưu trữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh cũng đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nhanh chóng, không có nguy cơ biến chứng nên các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý trước khi tiến hành rửa bàng quang

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?
Không thể phủ nhận ý nghĩa của lưu trữ máu cuống rốn

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn phụ thuộc vào điều gì?

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Gói lưu trữ máu cuống rốn mà cha mẹ chọn: Chi phí lưu trữ máu và mô dây rốn, máu và tế bào từ mô dây rốn hoặc một trong các thành phần trên sẽ khác nhau.
  • Thời gian lưu trữ máu cuống rốn càng dài, chi phí càng cao. Cha mẹ có thể chọn lưu trữ trong 1 cho đến 25 năm.
  • Các xét nghiệm cần thực hiện: Thông thường, trước khi thu thập máu cuống rốn, người mẹ sẽ được xét nghiệm công thức máu và bệnh lây truyền qua đường máu. Việc xét nghiệm giúp đánh giá máu cuống rốn của trẻ có đủ điều kiện để lưu trữ hay không. Vì vậy, cha mẹ sẽ phải trả thêm chi phí cho những xét nghiệm này.
  • Các yếu tố khác như cơ sở y tế mẹ chọn sinh và thu thập máu cuống rốn, ngân hàng lưu trữ tế bào gốc, lưu trữ máu cuống rốn lần đầu tiên hay lần thứ 2, thứ 3…

Thu thập và lưu trữ máu cuống rốn diễn ra thế nào?

Máu cuống rốn có thể được thu thập trước khi hoặc sau khi nhau thai xổ ra ngoài cơ thể mẹ. Máu cuống rốn trước khi lưu trữ cần được thu thập và xử lý đúng cách. Quy trình thông thường như sau:

  • Để đảm bảo an toàn tuyệt đối và đảm bảo chất lượng máu cuống rốn, các bác sĩ sẽ sát trùng vị trí đâm kim trên dây rốn trước khi lấy máu.
  • Dùng túi chuyên dụng nối vào tĩnh mạch rốn để dẫn máu đến túi thu thập có chất chống đông.
  • Nếu lượng máu lấy từ cuống rốn ít, bác sĩ sẽ lấy thêm máu từ bánh nhau.
  • Máu cuống rốn thu thập xong được chuyển đến ngân hàng lưu trữ tế bào gốc để xử lý loại bỏ các thành phần không cần thiết và phân lập, gạn tách tế bào gốc. Mô dây rốn có thể được xử lý để lưu trữ hoặc nuôi cấy tế bào trước khi lưu trữ.

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu?

>>>>>Xem thêm: Sau 5h chiều có cần bôi kem chống nắng nữa không?

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn tham khảo

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn sẽ bao gồm cả chi phí thu thập, xử lý máu và mô ở cuống rốn. Mức chi phí này sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như: Cơ sở y tế, trang thiết bị máy móc, quy trình thực hiện… Bạn có thể tham khảo chi phí cho từng dịch vụ như sau:

  • Chi phí thu thập máu cuống rốn khoảng 2.000.000 VNĐ.
  • Chi phí xử lý máu cuống rốn khoảng 22.500.000 VNĐ.
  • Chi phí xử lý mô cuống rốn khoảng 10.000.000 VNĐ.
  • Chi phí xử lý tế bào mô cuống rốn khoảng 23.500.000 VNĐ.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể chọn các gói lưu trữ trong khoảng thời gian khác nhau và mức chi phí cũng khác nhau. Ví dụ, gói lưu trữ máu, mô dây rốn và tế bào từ mô dây rốn theo mốc thời gian tham khảo như sau:

  • Thời gian lưu trữ 1 năm chi phí khoảng 3.800.000 VNĐ.
  • Thời gian lưu trữ 5 năm chi phí khoảng 12.500.000 VNĐ.
  • Thời gian lưu trữ 10 năm chi phí khoảng 23.500.000 VNĐ.
  • Thời gian lưu trữ 17 năm chi phí khoảng 36.000.000 VNĐ.
  • Thời gian lưu trữ 25 năm chi phí khoảng 50.000.000 VNĐ.

Tóm lại, việc lưu trữ máu cuống rốn có lợi ích to lớn khó có thể đong đếm. Vì vậy, nếu có điều kiện tài chính phù hợp, cha mẹ nên lưu trữ máu cuống rốn cho con. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã giải đáp được thắc mắc chi phí lưu trữ máu cuống rốn khoảng bao nhiêu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *