Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết

Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết

Tương tác thuốc là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi phối hợp điều trị. Để tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm này, bệnh nhân cần lưu ý các cặp tương tác thuốc thường gặp để giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn. Vậy tương tác thuốc là gì? Những cặp tương tác thuốc nào thường gặp?

Bạn đang đọc: Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết

Khi phối hợp các thuốc để điều trị một hoặc nhiều bệnh lý cùng lúc, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tương tác thuốc, làm tăng hoặc giảm hiệu quả điều trị.Vậy tương tác thuốc là gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các cặp tương tác thuốc thường gặp, giúp bạn sử dụng thuốc hợp lý hơn.

Tương tác thuốc là gì?

Khi bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc hoặc đang điều trị với nhiều bác sĩ khác nhau hoặc có tình trạng đặc biệt, họ có thể gặp tương tác thuốc với khả năng cao. Tương tác thuốc là sự tác dụng, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thuốc khi sử dụng cùng lúc. Tương tác có thể xảy ra giữa thuốc này với một thuốc khác hoặc giữa tình trạng sinh lý cơ thể, bệnh lý với thuốc hoặc cũng có thể là giữa thuốc với thức ăn. Sự tương tác thuốc này có thể đem đến kết quả làm giảm tác dụng điều trị, tăng tác dụng điều trị hoặc gây bất lợi là tăng tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.

Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết

Khi bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc, có thể sẽ gặp phải sự tương tác thuốc

Các cặp tương tác thuốc thường gặp

Dưới đây là các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn nên biết để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Nhóm thuốc statin, thuốc chẹn kênh canxi, diltiazem và clarithromycin

Khi bạn sử dụng thuốc huyết áp với cơ chế giãn mạch thông qua việc chẹn kênh canxi như felodipin, amlodipin cùng với kháng sinh clarithromycin có thể sẽ gây suy thận cấp và tụt huyết áp. Không chỉ riêng kháng sinh clarithromycin mà thuốc kháng sinh khác trong nhóm này, cụ thể là erythromycin cũng có thể xảy ra tương tác thuốc tương tự. Khi bắt buộc phải sử dụng kết hợp giữa nhóm macrolid và nhóm thuốc chẹn kênh canxi, ưu tiên sử dụng azithromycin.

Khi kết hợp thuốc mỡ máu statin như lovastatin, simvastatin với kháng sinh clarithromycin, có thể làm tăng độc tính của statin. Khi bắt buộc phải kết hợp hai nhóm thuốc này, cần phải theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu độc tính ở cơ như yếu cơ, đau cơ, và nồng độ creatinin kinase (CK).

Khi dùng diltiazem cùng với kháng sinh clarithromycin hoặc erythromycin, có thể làm tăng nguy cơ xảy ra trường hợp nhịp tim bất thường, nặng hơn có thể gây tử vong. Trong trường hợp cần phối hợp, nên chỉnh liều diltiazem.

Nhóm thuốc prednisone, paracetamol và warfarin

Các bệnh nhân sử dụng warfarin thường được khuyên dùng paracetamol nhằm mục đích giảm đau. Tuy nhiên, cặp tương tác này vẫn chưa có cơ chế rõ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khi bệnh nhân sử dụng thường xuyên thuốc paracetamol có thể làm tăng nồng độ INR. Vì thế, bệnh nhân đang sử dụng warfarin cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ INR sau 3 đến 5 ngày khi họ bắt đầu dùng paracetamol hàng ngày để giảm đau.

Khi bệnh nhân sử dụng prednisone và nhận thấy nồng độ INR tăng thì chỉ nên dùng thuốc này trong thời gian ngắn và không cần phải hiệu chỉnh liều của warfarin.

Tìm hiểu thêm: Răng xấu nguyên nhân là gì? Cách điều trị phục hồi tình trạng này

Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết
Trong các cặp tương tác thuốc thường gặp, cần lưu ý tương tác giữa warfarin và paracetamol

Thuốc heparin, thuốc hạ áp và nhóm NSAIDs

Khi bệnh nhân đang sử dụng các thuốc hạ áp như nhóm thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II cùng với nhóm thuốc NSAIDs có thể sẽ làm giảm tác dụng hạ huyết áp. Bên cạnh đó, nhóm thuốc NSAIDs cũng có thể gây tăng nguy cơ suy thận cấp nếu dùng chung với thuốc ức chế thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế men chuyển.

Cặp tương tác NSAIDs và heparin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, nên ngưng NSAIDs trước khi sử dụng heparin hoặc có thể dùng heparin với trọng lượng phân tử thấp.

Colchicin và nhóm thuốc statin, kháng sinh erythromycin, clarithromycin, fluconazol

Khi kết hợp giữa nhóm thuốc statin và colchicin có thể làm tăng độc tính của thuốc simvastatin. Vì thế, cần tránh sự kết hợp này, nếu cần phải kết hợp, nên theo dõi độc tính của nhóm statin và sử dụng statin liều thấp nhất có hiệu quả.

Khi kết hợp giữa colchicin và thuốc kháng sinh nhóm macrolid hoặc thuốc kháng nấm fluconazol có thể làm tăng động tính của colchicin. Cần tránh sự phối hợp này, nhất là đối với bệnh nhân suy thận, nên theo dõi chặt chẽ nếu cần thiết phải kết hợp.

NSAIDs và corticoid

NSAIDs và corticoid thuộc các cặp tương tác thuốc thường gặp, hai nhóm thuốc này khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, nên tránh sự phối hợp này. Ngoài ra, cũng không nên kết hợp giữa các thuốc trong nhóm NSAIDs với nhau, vì có thể làm tăng tác dụng phụ một cách nghiêm trọng, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Spironolacton và nhóm thuốc ức chế men chuyển

Spironolactone là nhóm thuốc lợi tiểu với cơ chế giữ kali, khi kết hợp với thuốc hạ áp ức chế men chuyển, có thể làm tăng nguy cơ tăng kali trong máu, trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ đe dọa đến tính mạng, đặc biệt đối với những người suy thận.

Kháng sinh nhóm macrolid, kháng nấm fluconazol và kháng sinh nhóm quinolon

Sự kết hợp thuốc này có thể làm tăng nguy cơ kéo dài sóng QT, gây nên tình trạng xoắn đỉnh nguy hiểm. Khi bắt buộc phải kết hợp, nên theo dõi điện tâm đồ một cách chặt chẽ đối với các bệnh nhân có nguy cơ xoắn đỉnh cao.

Làm thế nào để tránh tương tác thuốc?

Để tránh việc tương tác thuốc xảy ra, khi đến thăm khám tại bất kỳ đâu, bạn cũng nên nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh thuốc, nếu bạn có đang dùng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, khoáng chất, dược liệu hoặc các bài thuốc đông y nào, cũng phải được trình bày rõ với bác sĩ khi đến thăm khám.

Ngoài ra, trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có phần thông tin về tương tác thuốc, người bệnh cần đọc rõ phần này để hiểu và tránh việc tương tác thuốc xảy ra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc có thể làm nguy hại đến sức khỏe.

Các cặp tương tác thuốc thường gặp bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Tế bào ung thư phát triển như thế nào?

Nên khai báo với bác sĩ tất cả những thuốc bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các cặp tương tác thuốc thường gặp. Bạn nên lưu ý điều này khi sử dụng. Nếu có bất kỳ lo ngại nào, bệnh nhân có thể tìm đến dược sĩ hoặc các bác sĩ điều trị để giải đáp các vấn đề thắc mắc về thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng tránh những tương tác thuốc bất lợi xảy ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *