Ung thư là nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta, do đó việc hiểu được sự hình thành của tế bào ung thư là bước đầu tiên hướng tới việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tế bào ung thư phát triển như thế nào, xâm lấn và di căn ra sao nhé.
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
Đột biến gen chính là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng ung thư tiềm ẩn trong cơ thể. Ngoài ra còn có nhiều tác động khác từ môi trường sống, chế độ ăn uống, lối sống,… đã tạo điều kiện cho các tế bào ung thư có cơ hội hình thành, phát triển và dẫn đến nhiều mối đe dọa đến tính mạng con người.
Sự hình thành của tế bào ung thư
Ung thư là một kẻ thù đáng sợ, nguồn gốc của nó nằm sâu trong cơ cấu gen của chúng ta. Khi DNA của chúng ta bị thay đổi/hư hỏng sẽ xảy ra quá trình đột biến gen. Khi đó, những gen đột biến sẽ không thể hoạt động như bình thường. DNA bị đảo lộn thứ tự dẫn đến sự phân chia cũng như sinh trưởng vượt tầm kiểm soát, từ đó hình thành nên các khối u.
Nói cách khác, một tế bào khỏe mạnh bình thường khi mang trong mình loại gen đột biến sẽ trở thành tế bào ung thư. Nguyên nhân đằng sau những biến đổi gen này có rất nhiều. Khi cơ thể chúng ta già đi, đột biến gen có thể xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng. Việc tiếp xúc với bức xạ, hóa chất và lỗi sao chép nhiễm sắc thể, rượu bia, khói thuốc lá, tia cực tím, do virus,… đều có thể dẫn đến sự đột biến nhiễm sắc thể.
Bên cạnh đó, virus cũng là nguyên nhân không thể không nhắc đến. Chúng có khả năng thay đổi bản thiết kế tế bào của chúng ta. Virus tích hợp DNA của chúng với DNA của chúng ta, nắm quyền kiểm soát sự phát triển tế bào của chúng ta. Điển hình như virus viêm gan B có thể đẩy các tế bào gan vào con đường nguy hiểm dẫn đến ung thư. Trong khi đó, virus u nhú ở người (HPV) là tác nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ.
Tế bào ung thư một khi được hình thành sẽ hoạt động vô cùng mạnh mẽ và hoành hành trong cơ thể. Không giống như các tế bào bình thường, tế bào ung thư sẽ không tự hủy diệt theo quy luật tự nhiên. Thay vào đó, chúng tiếp tục nhân lên, lan rộng ảnh hưởng không thể kiểm soát.
Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
Trong cơ thể chúng ta, các tế bào ung thư hình thành và ẩn náu giữa các tế bào khỏe mạnh bình thường để tránh khỏi sự cảnh giác của hệ thống miễn dịch. Tế bào ung thư rất khó bị phát hiện và tiêu diệt vì chúng có khả năng ngụy trang rất tài tình. Chẳng hạn có một số khối u tiết ra loại protein có tính chất tương tự như protein do các hạch bạch huyết sản xuất. Nhờ đó, chúng tạo ra một lớp vỏ bọc hoàn hảo để giúp chúng trông giống như mô hạch bạch huyết và thành công phát triển mà không gặp phải bất kỳ sự can thiệp nào từ hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, tế bào ung thư cũng cần oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu từ máu để giúp chúng phát triển. Khi chúng sinh sôi nảy nở không ngừng, chúng tạo thành những khối u bám chặt vào niêm mạc và mạch máu gần đó (đây cũng là một dấu hiệu nhận biết sự hiện diện của tế bào ung thư).
Sự gia tăng mạch máu này đóng vai trò như một tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có dấu hiệu bất thường, có thể ung thư đã bén rễ. Tế bào ung thư sẽ thông qua các mạch máu mới được hình thành này để di chuyển và lây lan sang những cơ quan khác trong cơ thể. Nắm được điều này, các nhà khoa học không ngừng nghỉ nghiên cứu và xem xét đưa vào sử dụng một số loại thuốc gọi là chất ức chế tạo mạch, phá vỡ đường sống của tế bào ung thư. Những loại thuốc chuyên biệt này có tác dụng ức chế sự hình thành các mạch máu mới, mục đích làm khối u chết đói, tước đi nguồn dinh dưỡng cần thiết để chúng phát triển. Khi đó, khối u sẽ ngừng tăng trưởng và theo thời gian nó bắt đầu co lại.
Tế bào ung thư xâm lấn thế nào?
Như đã nói bên trên, tế bào ung thư tự sinh nhưng không tự diệt. Chúng hình thành, ẩn náu và âm thầm trở nên lớn hơn, lan đến các mô xung quanh. Không chỉ thế, chúng còn tạo ra những enzyme có khả năng phá vỡ những tế bào và mô khỏe mạnh khác. Khi ung thư xuất hiện tại những vùng lân cận này chúng được gọi là tế bào ung thư xâm lấn hoặc ung thư ác tính.
Bên cạnh đó, tế bào ung thư vốn xuất phát điểm là các tế bào của cơ thể nên chúng không nằm trong danh sách các tác nhân gây bệnh của hệ miễn dịch. Kết quả là hệ miễn dịch vô tình “làm ngơ” trước tế bào ung thư. Không dừng lại ở đó, tế bào ung thư dù tăng trưởng nhanh nhưng vẫn kém phát triển để thực hiện các chức năng thiết yếu của cuộc sống. Chúng tàn phá, gây tổn thương cho các mô và cơ quan nơi chúng sinh ra, thậm chí xâm lấn các khu vực khác của cơ thể. Khả năng di căn, di chuyển qua hệ thống bạch huyết và hệ tuần hoàn máu càng góp phần cho sự tiến triển không ngừng của các tế bào ung thư.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi
Tế bào ung thư di căn thế nào?
Ngoài xâm lấn, tế bào ung thư còn có khả năng di căn, nghĩa là chúng có thể tiến đến các bộ phận khác ở vị trí xa hơn nơi khởi phát ban đầu. Thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết, những tế bào ung thư này sẽ tách ra khỏi khối u ban đầu, sau đó di chuyển đến một khu vực mới trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của gân đối với cơ thể con người
Đa phần bệnh ung thư đều có xu hướng lây lan sang những cơ quan nhất định, chủ yếu là cơ quan hạch bạch huyết, xương, não, gan và phổi, hay thậm chí là bất cứ nơi nào. Dựa trên đặc tính này, khái niệm “giai đoạn” được đặt ra dựa trên những nơi xuất hiện tế bào ung thư trong cơ thể so với vị trí bắt đầu. Thông thường, căn cứ trên mức độ xâm chiếm và lan rộng của những tế bào ung thư mà hệ thống giai đoạn được chia làm bốn phần. Dựa vào chẩn đoán giai đoạn cụ thể mắc ung thư, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiên lượng diễn biến tiếp theo, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư chính xác và phù hợp.
Tóm lại, hiểu được tế bào ung thư phát triển như thế nào là một bước quan trọng để giúp chúng ta có những biện pháp chủ động kịp thời. Quá trình đột biến gen do di truyền hay những tác động khách quan từ cuộc sống giữ vai trò chính cho tế bào ung thư hình thành và phát triển. Đáng chú ý là tế bào ung thư có khả năng xâm lấn lẫn di căn. Do đó, phòng bệnh ngay từ khi tế bào ung thư còn chưa có cơ hội xâm lấn sẽ giúp bạn bảo vệ được cơ thể trước bệnh tật.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Tế bào ung thư sợ gì nhất?
- Thắc mắc: Tế bào ung thư thích ăn gì nhất?
- U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm