Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ

Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ

Loãng xương không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ngồi làm việc không đúng tư thế của các bạn trẻ. Điều đó dẫn đến không ít người được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp khi vừa ngoài 30 tuổi, thậm chí vừa ngoài 20 tuổi.

Bạn đang đọc: Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ

Bệnh lý xương khớp có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, không còn là câu chuyện của người cao tuổi nữa mà còn trở nên phổ biến với nhiều người trẻ. Trước tình hình đáng báo động đó, nhiều người cũng chủ động tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như một số dấu hiệu bất thường của xương khớp để có cách phòng tránh hiệu quả cao nhất. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến mọi người về các vấn đề liên quan đến loãng xương – căn bệnh trẻ hóa này.

Loãng xương ở người trẻ đang trở thành xu hướng hiện nay

Nhắc đến các bệnh lý về xương khớp phần lớn chúng ta đều nghĩ đến nhóm người cao tuổi hoàn toàn, không mảy may nghĩ đến nhóm người trẻ tuổi, đáng tiếc rằng hiện nay người trẻ mắc các chứng loãng xương, giòn xương hoặc xốp xương lại chiếm tỷ lệ rất cao, thực sự đang ở mức báo động.

Xương được cấu thành từ quá trình chuyển hóa của các tế bào sinh và hủy xương, trong đó lượng khoáng chất cần thiết cũng sẽ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể, đồng thời cũng là thước đo đánh giá sự phát triển của xương.

Theo đó, do nhiều nguyên nhân từ cuộc sống mà quá trình chuyển hóa bị rối loạn, gây ra tổn thương cho xương làm xuất hiện các trường hợp loãng xương, giòn xương,… Khi vừa đạt ngưỡng 20 – 30 tuổi, chúng sẽ âm thầm tiến triển nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhức đó là những cơn đau nhức xương kéo dài bất thường vào ban đêm tại các vị trí phổ biến như đầu xương, dọc xương dài,… là tác nhân gây ra các rối loạn về tư thế chuột rút, gù lưng, cong vẹo cột sống,…

Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ

Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người trẻ đang ở mức báo động

Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người trẻ

Có nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng loãng xương ở người trẻ, từ chủ quan đến khách quan, bao gồm:

Chế độ sinh hoạt

Thường xảy ra với nhiều nhân viên công sở khi làm việc ở môi trường kín, ngồi yên một chỗ trong thời gian dài khiến quá trình chuyển hóa bị trì trệ, dẫn đến hủy xương nhanh hơn.

Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá,… và lười vận động cũng là nguyên nhân khiến quá trình tái tạo xương gặp cản trở.

Thiếu dinh dưỡng

Người trẻ hiện nay có xu hướng chạy theo công việc nhiều hơn là chăm lo cho sức khỏe nên thường bỏ cữ ăn, thường ăn các thực phẩm chế biến nhanh, nhiều dầu mỡ, ít rau xanh khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, làm hệ xương khớp suy yếu.

Nồng độ estrogen thấp

Estrogen là nội tiết tố nữ giúp duy trì lượng khoáng chất có trong xương để bảo vệ và tăng sự chắc khỏe cho xương. Estrogen thấp đồng nghĩa với việc xương sẽ dần suy yếu và nguy cơ cao mắc nhiều bệnh về xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Cấy phôi thai: Yếu tố quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm

Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ
Thiếu hụt nội tiết tố estrogen làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người thân đã từng gặp phải các bệnh lý loãng xương thì thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc điều trị các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, viêm khớp dạng thấp,… cũng gây tác dụng phụ giảm khả năng hấp thụ canxi của xương và tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp.

Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả ở người trẻ

Mắc bệnh loãng xương khi đang trong độ tuổi lao động làm ảnh hưởng đến công việc mỗi ngày, vì thế việc phòng ngừa bệnh sớm bao giờ cũng hiệu quả hơn là điều trị vì khi đã bị loãng xương thì chắc chắn không thể khôi phục lại mật độ xương trước đó lại tốn nhiều chi phí.

Duy trì sự vận động mỗi ngày

Tập thói quen vận động mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dự trữ canxi cho xương, tăng sự khéo léo, hạn chế mất cân bằng té ngã làm gãy xương. Mọi người có thể tham khảo thêm các hình thức vận động đơn giản như đi bộ, yoga, bơi lội,… để cơ xương được thoải mái nhất.

Tầm soát xương khớp định kỳ

Việc kiểm tra xương khớp định kỳ sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe, từ đó sẽ được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất, tránh để bệnh trở nặng khó hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các khoáng chất như canxi, vitamin D, kali, protein,… để duy trì quá trình chuyển hóa canxi, tăng khả năng hấp thụ cho xương để xương chắc khỏe vì xương vốn được cấu tạo từ các sợi protein đan xen với khoáng chất và canxi, vì vậy protein rất quan trọng đối với hệ xương khớp.

Bên cạnh các nguồn bổ sung tự nhiên từ trái cây và rau quả thì mọi người có thể tham khảo thêm dòng sản phẩm viên uống Osteocare Vitabiotics được sản xuất bởi một trong những tập đoàn dược phẩm lớn mạnh nhất nhì tại Anh. Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ sung các nền tảng thiết yếu như magie, kẽm, vitamin D3 góp phần duy trì chức năng cơ bắp bình thường, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho xương.

Loãng xương: Bệnh lý nguy hiểm đáng báo động đối với người trẻ

>>>>>Xem thêm: Co giật toàn thân có đặc điểm như thế nào?

Viên uống Osteocare Vitabiotics duy trì chức năng cơ bắp, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho xương

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung canxi dù là đang trong bất kỳ độ tuổi nào. Qua đó có sự chủ động theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để thực hiện các xét nghiệm cần thiết để được tư vấn phương hướng điều trị hợp lý nhất, không nên tự ý mua thuốc dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *