Co giật là một tình trạng bệnh lý có liên quan đến việc hoạt động quá mức hay đồng thời của những tế bào thần kinh ở não bộ. Trong đó, có thể nói co giật toàn thân là loại co giật gặp nhiều nhất trên lâm sàng. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp phải tình trạng co giật toàn thân.
Bạn đang đọc: Co giật toàn thân có đặc điểm như thế nào?
Hiện tượng co giật toàn thân, tức toàn thân bị co giật, thường xảy ra do các tế bào thần kinh ở não bộ hoạt động không ổn định và gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Khi phát hiện ra tình trạng toàn thân bị co giật, người bệnh nên chủ động đi khám để xác định nguyên nhân một cách rõ ràng. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm của các cơn co giật toàn thân và phác đồ xử trí khi xảy ra tình trạng này là vấn đề mà nhiều người cần lưu ý.
Co giật toàn thân là gì?
Co giật toàn thân, hay còn được gọi là động kinh lớn, được định nghĩa là hiện tượng động kinh xảy ra trên toàn bộ cơ thể người bệnh. Co giật toàn thân xảy ra khi sóng điện ở não có hiện tượng bất thường, làm cho cơ bắp của người bệnh bị co cứng, hệ thần kinh trung ương cũng bị rối loạn, từ đó dẫn đến tình trạng mất ý thức. Bệnh lý co giật cần được phát hiện kịp thời và chẩn đoán một cách chính xác để có hướng xử trí phù hợp, nếu không có thể ảnh hưởng đến trí não của bệnh nhân.
Co giật toàn thân là hiện tượng hoàn toàn có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, co giật toàn thân có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Khi các thành viên trong gia đình có tiền sử co giật và chu sinh bất thường hay tiền sử về các bệnh lý có liên quan đến rối loạn hoặc thoái hóa những tế bào thần kinh, trẻ em sinh ra cũng có thể mắc triệu chứng này.
Đặc biệt, co giật toàn thân có thể khỏi một cách tự nhiên mà không cần can thiệp điều trị ở người lớn. Đồng thời, một số loại thuốc thích hợp có thể được đưa vào phác đồ điều trị xử trí co giật để điều trị bệnh.
Cơn co giật toàn thể
Cơn co giật toàn thể có xu hướng xuất hiện một cách đột ngột với những biểu hiện như: Xuất hiện ảo giác, bị chóng mặt, rối loạn cả thị giác, vị giác và khứu giác. Sau giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình của co giật, bao gồm:
- Cắn vào má hoặc lưỡi lúc bị co giật;
- Nghiến răng;
- Tiểu tiện mất kiểm soát;
- Khó thở hay ngưng thở;
- Da bị xanh, niêm mạc nhạt;
- Trở nên lú lẫn;
- Buồn ngủ nhiều hơn bình thường;
- Các cơn đau đầu đến ngày một nhiều;
- Một bên cơ thể yếu hơn bên còn lại.
Một số nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thân có thể kể đến như:
- Sóng điện não hoạt động bất thường, có thể là quá mức hoặc do hoạt động đồng thời;
- Do chấn thương não;
- Nhiễm trùng não;
- Thiếu oxy lên não;
- Bệnh nhân bị đột quỵ;
- Mạch máu não xuất hiện những dị dạng bất thường;
- U não;
- Nồng độ đường, Natri, Calci, Magie trong cơ thể xuống thấp hơn mức cho phép.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến cho các cơn co giật toàn thể có điều kiện xảy ra dễ dàng hơn như:
- Gia đình có người có tiền sử co giật;
- Bệnh nhân từng có tiền sử chấn thương, đột quỵ hay nhiễm trùng;
- Bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, mất ngủ kéo dài;
- Những vấn đề y tế khác tác động và làm mất cân bằng các chất điện giải có ở não bộ;
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, ma túy.
Trên thực tế, để chẩn đoán một cách chính xác co giật toàn thân, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh nhân, tiền sử gia đình, đồng thời xác định tính chất, cũng như thời gian xảy ra cơn co giật.
Về cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ EEG nhằm khảo sát tình trạng hoạt động của sóng điện não, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ não để chẩn đoán cơn co giật toàn thể một cách chính xác.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm lưỡi bản đồ và ung thư lưỡi, bạn đã biết chưa?
Phác đồ xử trí khi bị co giật toàn thân
Sau khi đã được chẩn đoán co giật toàn thân bằng các triệu chứng lâm sàng, cũng như thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ xử trí co giật để xử lý và điều trị tình trạng bệnh lý kể trên.
Thông thường, thuốc được sử dụng trong phác đồ này sẽ là thuốc chống co giật. Một số bệnh nhân có cơn co giật toàn thể cũng sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc chống co giật để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.
Thuốc chống co giật hoạt động với mục đích chính là làm giảm tần suất của các cơn co giật toàn thể, đồng thời giảm bớt mức độ nghiêm trọng và nặng nề trong mỗi cơn co giật. Tuy nhiên, về lâm sàng, có một số bệnh nhân co giật nặng nên dù đã sử dụng thuốc chống co giật thì các cơn co giật vẫn xuất hiện sau đó. Do đó, bác sĩ cần theo dõi sát sao quá trình bệnh nhân nằm viện, đồng thời kiểm tra tình trạng của bệnh nhân liên tục để có thể chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp đặc biệt.
>>>>>Xem thêm: Bật mí ngay: Khám dạ dày ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
Bên cạnh đó, để hạn chế diễn biến phức tạp của những cơn co giật toàn thân, bệnh nhân có thể sẽ được tư vấn để thay đổi lối sống trở nên lành mạnh hơn, cũng như cải thiện chế độ dinh dưỡng để hạn chế tình trạng này. Một số lưu ý mà bệnh nhân co giật cần thực hiện tốt để cải thiện tình trạng bệnh có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ kê toa.
- Đeo vòng tay báo hiệu trong tình trạng xảy ra rối loạn co giật. Đừng quên thông báo với bác sĩ và các nhân viên y tế về những loại thuốc mà bệnh nhân co giật đang sử dụng.
- Khi xuất hiện cơn co giật toàn thể, người nhà bệnh nhân có thể hỗ trợ bằng cách đặt gối kê dưới phần đầu, sau đó di chuyển tư thế bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để tránh tình trạng ngạt thở. Đồng thời, tránh xa những vật có khả năng gây chấn thương, tổn thương khỏi bệnh nhân trong quá trình lên cơn co giật và nới lỏng quần áo cho người bệnh.
- Nếu cơn co giật toàn thể diễn ra quá lâu, các triệu chứng cũng ngày một nặng nề hơn, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý và điều trị.
Có thể thấy, co giật là một trong những hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều bệnh lý khác nhau. Co giật có thể bao gồm rất nhiều thể bệnh, trong đó thường gặp nhất phải kể đến co giật toàn thân hay cơn co giật toàn thể. Để tránh những biến chứng không mong muốn để lại do co giật, người nhà cần quan sát bệnh nhân thật kỹ trong lúc cơn co giật diễn ra. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không có xu hướng tự động khỏi bệnh sau một khoảng thời gian ngắn thì cần được đưa đến cơ sở y tế để được xử trí đúng cách, kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm