Đau dây thần kinh hông ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh. Việc tìm ra phương pháp giảm đau dây thần kinh hông là vấn đề đáng quan tâm.
Bạn đang đọc: Cần làm gì để giảm đau dây thần kinh hông?
Đau dây thần kinh hông được biết là các cơn đau kéo dài dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Bệnh lý hay gặp ở các người bị viêm, chèn ép dây thần kinh gây ra đau đớn và cản trở vận động hàng ngày. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cách giảm đau dây thần kinh hông hiệu quả.
Khái quát về đau dây thần kinh hông
Đau dây thần kinh hông là triệu chứng các cơn đau kéo dài dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Các cơn đau xuất hiện từ vùng thắt lưng rồi lan rộng xuống hông, mông, đùi, cẳng chân, mắt cá chân và thậm chí là ngón chân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm nặng, ung thư cột sống, ung thư tử cung và các sang chấn cột sống.
Vì sao đau dây thần kinh hông? Đâu là dấu hiệu nhận biết?
Nguyên nhân thường gặp của đau dây thần kinh hông
Nguyên nhân của các cơn đau chủ yếu do các bệnh lý hoặc chấn thương khiến dây thần kinh ở hông bị chèn ép và tổn thương. Đau dây thần kinh hông xuất hiện ở những người làm việc nặng thường xuyên hoặc người có độ tuổi từ 30 đến 50. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan, vì bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của bệnh lý:
- Thoát vị đĩa đệm: Ở người trẻ tuổi, thường có kèm theo những dị dạng như thắt lưng trên đốt cùng, hóa đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người cao tuổi, thường liên quan đến thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.
- Các dấu hiệu hiệu thần kinh như phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.
- Lao cột sống vùng thắt lưng cùng: Người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút cân. X-quang cột sống có hình ảnh hẹp dĩa liên đốt. Mất canxi ở những đốt sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống.
- Trượt đốt sống: Có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ô tô, mô tô qua quãng đường khó đi, mấp mô. Qua phim chụp X-quang cột sống ở tư thế chếch 3/4 có hình ảnh gãy khớp nhỏ, hay còn gọi là gãy cổ chó. Qua phim chụp tư thế trông nghiêng thấy hình khối L chạy ra trước, còn hình khối S lùi ra sau.
- Có u ở vùng thắt lưng cùng, đau hoặc mất cảm giác vùng quanh hậu môn, mặt trong đùi,… Đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ.
- Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng: Được xác định qua các tư thế của phim chụp X-quang cột sống.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như béo phì, tuổi cao, người làm công việc văn phòng, tài xế. Bên cạnh đó hệ quả của bệnh tiểu đường, mang thai, chấn thương cột sống cũng là các nguyên nhân của bệnh lý trên.
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh hông
Những cơn đau dữ dội ở các vùng cơ dọc theo dây thần kinh hông là những biểu hiện chính của cơn đau này. Đau dây thần kinh hông sẽ bắt đầu từ thắt lưng, sau đó lan xuống mông và một trong hai chân.
Những dấu hiệu nhận biết cơn đau này:
- Xuất hiện cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân và các ngón chân.
- Chân bắt đầu bị tê dọc theo dây thần kinh.
- Khi ngồi lâu bắt đầu có biểu hiện tăng dần mức độ đau lên.
Các dấu hiệu trên không khó để nhận biết nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau lưng bình thường. Đau lưng chủ yếu là do các cơ thắt lưng căng quá mức khiến bạn cảm thấy đau. Còn đau thần kinh hông thì đặc trưng hơn với những cơn đau xuất phát từ vùng lưng rồi lan xuống chân, bàn chân và có thể kèm cảm giác chuột rút chân trong vài ngày.
Chẩn đoán đau dây thần kinh hông như thế nào?
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng sức khỏe bệnh nhân và tiến hành thử tại vị trí bệnh nhân xác nhận đau. Đồng thời bác sĩ sẽ cần biết về các phương pháp điều trị cũng như các loại thuốc sử dụng từ trước đến nay.
Bác sĩ sẽ tiếp tục cho bệnh nhân làm một bài kiểm tra nhỏ, mục đích kiểm tra dây thần kinh nào gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác ngồi xổm, đi bằng gót chân, ngón chân, nâng một chân khi nằm ngửa,…
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn mẹ bầu cần biết
Nếu bác sĩ nhận thấy cơn đau ở mức nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác như:
- X-quang: Hình ảnh từ X-quang hiển thị rõ các mô xương. Qua hình ảnh từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể nhận thấy cấu trúc xương sống và sự hình thành gai xương bất thường.
- Chụp CT: Hình ảnh từ chụp CT cho phép bác sĩ quan sát các lớp cắt lát của cột sống và những cơ quan lân cận. Xét nghiệm này được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ có khối u, nhiễm trùng, chấn thương,…
- MRI: Hình ảnh từ MRI mô tả chi tiết các mô mềm và xương sống.
- Điện cơ EMG: Kỹ thuật này dùng xung điện kích thích nhằm quan sát phản ứng của cơ bắp và dây thần kinh. Điện cơ EMG được thực hiện nếu nghi ngờ đau dây thần kinh hông to do hẹp ống cột sống bẩm sinh hoặc do thoái hóa đĩa đệm.
Một số phương pháp giúp giảm đau dây thần kinh hông
Đau dây thần kinh hông là một bệnh lý khá phổ biến và có thể điều trị mà không can thiệp phẫu thuật. Bệnh lý này cũng như tương tự các bệnh lý thường gặp khác, tình trạng bệnh sẽ cải thiện nếu được thăm khám kịp thời. Theo thống kê gần đây, hơn 90% bệnh nhân giảm đau dây thần kinh hông bằng việc nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì những biến chứng vẫn có khả năng xảy ra. Nếu việc chăm sóc và điều trị tại nhà không khả thi, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác như:
- Điều trị bằng thuốc: Trong trường hợp các cơn đau không thuyên giảm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc khác. Các loại thuốc đó có thể là thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, để hỗ trợ giảm đau dây thần kinh hông.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ giảm đau bằng các bài tập kéo giãn. Song song đó còn tăng cường sức cơ, ngăn ngừa phát sinh những chấn thương trong tương lai.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật giúp các dây thần kinh không còn bị chèn ép và đè nén. Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ cân nhắc loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị hoặc xương đè lên dây thần kinh.
- Các phương pháp khác: Tham gia tập Yoga, dùng phương pháp châm cứu, các bài tập di chuyển liên tục,…
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu harzer là gì? Thường xuất hiện trong bệnh cảnh nào?
Phương pháp giảm đau dây thần kinh hông có thể chữa trị tại nhà mà không cần phẫu thuật. Nếu người bệnh vẫn cảm thấy không cải thiện, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám một cách tốt nhất. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để nắm thêm nhiều thông tin về sức khỏe cho gia đình bạn.
Xem thêm:
- Đau dây thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau dây thần kinh trụ nguyên nhân và cách phòng ngừa
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm