Sản phụ sau khi sinh thường gặp tình trạng đau bụng dưới sau sinh khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng này. Đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó nên người bệnh không nên lơ là.
Bạn đang đọc: Đau bụng dưới sau sinh là do bệnh lý nào?
Trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh hay còn gọi là thời kỳ hậu sản, cơ thể mẹ bắt đầu hồi phục như trước khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới sau sinh vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ vừa khiến mẹ không thể chăm sóc bé. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh thường
Ứ tắc sản dịch là nguyên nhân chính gây đau bụng dưới sau sinh thường.
Ứ tắc sản dịch là như thế nào?
Sản dịch sau sinh là do niêm mạc cổ tử cung, màng nhau và dịch từ âm đạo bong ra, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn đường sinh dục. Thông thường, sau sinh cơ thể phụ nữ có những thay đổi nhất định, tử cung sẽ co bóp để tống sản dịch ra bên ngoài, gây nên cơn đau bụng dưới sau sinh ở mức vừa hoặc dữ dội. Trường hợp sản dịch không thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung dẫn đến tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh hay còn gọi là bế sản dịch sau sinh.
Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng ứ tắc này sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu khiến người bệnh chảy máu không cầm được, dẫn đến mất máu quá nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì sao bị ứ tắc sản dịch sau sinh?
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh bao gồm:
Do ít vận động
Có rất nhiều bà mẹ sau sinh nằm im một chỗ, không chịu vận động vì quá mệt mỏi, kiệt sức sau sinh hoặc lo việc vận động có thể khiến mẹ lâu hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, chính do ít vận động đã khiến cơ thể bị ứ tắc sản dịch và gây nên tình trạng đau bụng sau sinh. Trong khoảng 10 ngày đầu sau sinh, tử cung sẽ co bóp và đàn hồi để tống sản dịch ra ngoài. Do đó, bác sĩ thường khuyên sản phụ chỉ nên nằm nghỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, sau đó nên ngồi dậy và đi lại vận động nhẹ nhàng để giúp tử cung co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài nhanh chóng và rút ngắn thời kỳ hậu sản.
Do cổ tử cung bị đóng kín
Sản dịch không thể thoát ra được còn do cổ tử cung bị đóng kín. Tình trạng này thường xuất hiện ở các sản phụ sinh mổ và được chỉ định mổ khi chưa đến lúc chuyển dạ tự nhiên, khiến cổ tử cung không mở ra được (mặc dù bác sĩ đã nong cổ tử cung trong lúc mổ). Do sản dịch không thể thoát ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng ứ tắc sản dịch trong tử cung và gây nên cơn đau bụng sau sinh mổ.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh mổ
Những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh mổ gồm:
Đau do tử cung dính vào ruột
Nếu tử cung dính vào ruột, người bệnh bị đau bụng dưới kèm theo một số triệu chứng khác như chuột rút, đầy hơi, táo bón, ói mửa, sưng bụng,… Đây là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi sinh mổ, cần đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Đau do co thắt tử cung sau sinh
Mẹ sẽ gặp những cơn đau bụng dưới sau sinh do tử cung đang thu hẹp về kích thước ban đầu. Cơn co tử cung là do sức co rút mạnh của sợi cơ tử cung làm cho thần kinh chịu sức ép, gây nên cơn đau, nổi cộm ở phần bụng dưới, cảm thấy đau và khó chịu hơn cả cơn đau bụng kinh.
Đau do nhiễm trùng vết mổ
Tình trạng nhiễm trùng vết mổ làm vết mổ chảy dịch, sưng đỏ,… gây nên cơn đau bụng dưới.
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ khung giờ ăn giảm cân hiệu quả nhất
Đau do nhiễm trùng đường tiết niệu
Mẹ thường gặp căn bệnh này sau sinh vì khi mang thai, tử cung tăng kích cỡ chèn vào bàng quang, khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài. Triệu chứng của bệnh là đau bụng dưới bên phải, đau khi tiểu tiện.
Đau do gây tê tủy sống
Gây tê có tác dụng làm cho phụ nữ dễ chịu hơn khi sinh. Tuy nhiên do gây tê thường là ở tủy sống, phần dưới thắt lưng nên dẫn đến đau lưng kèm đau bụng dưới sau sinh.
Đau do giãn dây chằng sinh lý
Khi mang thai, các dây chằng, xương chậu, khớp xương giãn tối đa để chịu sức nặng cơ thể. Sau khi sinh những thay đổi này vẫn chưa trở lại vị trí bình thường ngay, các dây chằng xương chậu chưa kịp đàn hồi gây cơn đau bụng dưới, ở phần hông và dưới hông, lan xuống nguyên một bên chân của cơ thể.
Đau do tư thế cho con bú
Khi cho con bú, mẹ thường có thói quen nhìn xuống con rất lâu nên vô tình làm căng cơ lưng và cổ, gây co bóp bụng dẫn đến cơn đau bụng dưới.
Đau do bị táo bón
Táo bón thường gây đau và làm mẹ khó chịu. Mẹ dễ bị táo bón sau sinh là do những nguyên nhân sau:
- Ít vận động sau sinh;
- Căng thẳng, mệt mỏi;
- Nội tiết tố thay đổi;
- Khẩu phần ăn không bổ sung đủ chất xơ;
- Quá trình chuyển dạ khiến âm đạo bị rách, do vết khâu chưa lành khiến mẹ nhịn đi vệ sinh vì sợ đau;
- Lạm dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng thuốc quá liều;
- Bệnh trĩ (khi đang mang thai và trong thời kỳ hậu sản).
Làm thế nào điều trị cơn đau bụng dưới sau sinh?
Để cải thiện triệu chứng đau bụng dưới sau sinh, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Massage vùng bụng dưới
Mẹ có thể massage cơ bụng bằng cách đặt tay trên bụng để tìm xem vị trí nào có khối cứng, đó chính là biểu hiện tử cung đang co bóp, chỉ cần dùng tay xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi khối cứng mềm và dần hết đau.
Dùng thuốc giảm đau
Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để làm dịu bớt cơn đau co thắt kéo dài. Để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe, mẹ không tự ý lạm dụng thuốc.
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
Mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày để giảm tình trạng táo bón sau sinh như rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc. Đồng thời, mẹ cần uống đủ nước khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể uống sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.
Chườm nước ấm quanh vùng bụng
Để mẹ giảm bớt cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn, cách tốt nhất là đặt vào vùng bụng dưới một túi chườm ấm hoặc chai nước ấm.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần tạo hình niệu quản? Các phương pháp tạo hình niệu quản hiện nay
Vận động nhẹ
Mẹ không cần kiêng khem quá kỹ khi cơ thể đã khôi phục trở lại. Sau sinh, mẹ không nên nằm lâu một chỗ mà nên bắt đầu đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả và tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, việc vận động, đi dạo mát vào sáng sớm hoặc chiều sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn và giải tỏa được căng thẳng rất hiệu quả.
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ. Các hoạt động có lợi cho sức khỏe tinh thần như nghe nhạc, xem phim, chăm sóc cây cảnh,…
Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có thông tin về tình trạng đau bụng dưới sau sinh là do đâu. Dù là do nguyên nhân nào thì khi phát hiện các triệu chứng đau bụng bất thường sau sinh, sản phụ cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Xem thêm:
- Tại sao bạn bị đau buốt bụng dưới?
- Đau bụng dưới âm ỉ là do những bệnh lý gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm