Tuyến giáp to cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp. Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và phương pháp điều trị tình trạng này nhé!
Bạn đang đọc: Tuyến giáp to có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây phình giáp?
Phình giáp là hiện tượng cấu trúc mô của tuyến giáp to hơn bình thường, xuất hiện chủ yếu ở xung quanh cổ. Điều này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy nghẹn, mất tiếng, khó nhai, khó nuốt. Không những vậy, nó còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp.
Thể tích của tuyến giáp
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, nằm ở giữa cổ. Nó có tác dụng sản xuất hormone tuyến giáp, giúp điều hòa các hoạt động của cơ thể.
Tuyến giáp có cấu tạo giống như hình cánh bướm, được chia thành 2 thuỳ, nối với nhau bởi 1 dải nhu mô mỏng, hay còn được gọi là eo tuyến giáp.
Kích thước của tuyến giáp to lên, tỷ lệ thuận với sự phát triển của cơ thể. Thể tích bình thường của bộ phận này sẽ có sự thay đổi theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh: 0,8 – 1,5 mL;
- Trẻ từ 3 – 4 tuổi: 3mL;
- Thanh thiếu niên: 8 – 10mL;
- Phụ nữ trưởng thành: 18mL;
- Nam giới trưởng thành: 25mL.
Phân loại tuyến giáp to
Trên thực tế, tuyến giáp to được chia thành 3 loại phổ biến là:
- Bướu giáp đơn thuần: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ, nhưng lại rất lành tính, không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Bệnh gây ra do bệnh nhân bị thiếu iod trầm trọng trong thời gian dài.
- Bướu giáp lan tỏa: Đây là giai đoạn đầu của bướu giáp đơn thuần, với biểu hiện là tuyến giáp phát triển to bất thường ở 2 bên.
- Bướu giáp nhân: Đây là giai đoạn sau của bướu giáp đơn thuần, hình thành nên các khối u ở cổ. Tuyến giáp to có thể là u đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính.
Nguyên nhân gây phình giáp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phình giáp. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh có thể giúp bạn điều trị một cách triệt để và đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất iod;
- Bệnh Graves, hay còn gọi là bệnh bướu Basedow;
- Viêm tuyến giáp Hashimoto;
- Phình giáp đa hạt, hay bướu giáp đa nhân;
- Nhân tuyến giáp đơn độc;
- Ung thư tuyến giáp;
- Sưng tuyến giáp;
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất Goitrogens như: Bắp cải, bông cải xanh, củ sắn, đậu nành,…
- Hội chứng Plummer- Vinson;
- Bệnh cường giáp;
- Suy giáp;
- Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ,…
Điều trị tuyến giáp to như thế nào?
Nếu các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho kết quả bình thường, rất có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh phình giáp đơn thuần. Lúc này, bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, tái khám định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo bệnh lý được kiểm soát ở mức ổn định.
Trong trường hợp bệnh nhân bị phình giáp do nhiều nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị sao cho phù hợp. Cụ thể:
Phẫu thuật nội soi
Phương pháp này chỉ được áp dụng với những khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ hơn 3cm và có dưới 3 khối u. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí và kích thước của khối u thông qua chẩn đoán hình ảnh.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thường để lại tác dụng phụ là chảy máu vết thương. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 5 ngày rồi mới được xuất viện.
Phẫu thuật cắt laser
Mổ u tuyến giáp bằng tia laser là một trong những công nghệ hiện đại nhất. Biện pháp này có thể điều trị một cách dễ dàng các khối u nhỏ, mới hình thành ở giai đoạn khởi phát. Phẫu thuật laser được đánh giá là an toàn nhất, thời gian điều trị cũng nhanh nhất, chỉ kéo dài trong 7 – 10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Tuyến nước bọt là gì? Viêm tuyến nước bọt phải làm sao?
Sử dụng sóng cao tần
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng sóng cao tần để đốt các u tuyến giáp lành tính, có kích thước nhỏ hơn 3cm. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cần kết hợp với siêu âm để chẩn đoán hình ảnh.
Chế độ dinh dưỡng khi bị phình giáp
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình điều trị bệnh phình giáp. Như vậy, người bệnh có tuyến giáp to nên hạn chế cũng như bổ sung các loại thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:
Phình giáp nên ăn gì?
Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị người bệnh bị phình giáp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp, có thể kể đến như:
- Các loại trái cây mọng nước là: Nho, dâu tây, mâm xôi,…
- Các loại rau có màu xanh đậm: Rau ngót, rau muống, rau bina, rau diếp cá,…
- Thực phẩm giàu iod: Rong biển, tảo, hải sản có vỏ,…
- Sữa chua;
- Hải sản giàu omega – 3, kẽm, vitamin,…
Tuyến giáp to nên kiêng ăn gì?
Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm sau có thể khiến tình trạng tuyến giáp to trở nên nghiêm trọng hơn:
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh;
- Các loại bánh, kẹo, nước ngọt chứa quá nhiều đường, chất tạo ngọt;
- Nội tạng động vật có nhiều chất axit lipoic;
- Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác,…
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu để nhận biết phụ nữ có nhu cầu sinh lý cao như thế nào?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân, cách điều trị và chế độ dinh dưỡng dành cho người có tuyến giáp to. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị một cách kịp thời nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm