Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

Quá trình hoạt động không bình thường của sóng điện trong não có thể dẫn đến bệnh rối loạn co giật cục bộ, khiến cho người bệnh trải qua tình trạng mất trí nhớ khi những cơn co giật xảy ra. Vậy, căn bệnh này là thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Bạn đang đọc: Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

Rối loạn co giật cục bộ xuất hiện thường xuyên trong bối cảnh lâm sàng, bắt nguồn từ hoạt động dị thường của sóng điện trong hệ thần kinh trung ương của con người. Bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Rối loạn co giật cục bộ là bệnh gì?

Rối loạn co giật cục bộ hay còn được gọi là co giật từng phần là một hiện tượng trong hoạt động não gây ra những cơn co giật tại một vùng cụ thể. Cơn co giật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt não, với cường độ và tần suất đa dạng, vùng thùy thái dương thường được coi là một trong những vị trí dễ xảy ra co giật nhất.

Rối loạn co giật cục bộ ở trong một số trường hợp còn có khả năng lan tỏa và dẫn đến co giật toàn thân. Khi cơn co giật xảy ra, người bệnh trải qua tình trạng mất trí nhớ hoặc mất ý thức.

Các cơn co giật cục bộ có thể diễn ra trong vài phút và có thể được phân thành hai loại chính như sau:

  • Co giật cục bộ đơn giản: Trong trường hợp này, người bệnh trải qua các triệu chứng lâm sàng liên quan đến vận động, tâm trạng hoặc rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên họ không mất ý thức.
  • Co giật cục bộ phức tạp: Đây là tình trạng co giật khiến người bệnh mất ý thức và thường có tính chất phức tạp hơn về triệu chứng so với co giật cục bộ đơn giản.

Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

Rối loạn co giật cục bộ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều người bệnh

Sự nguy hiểm của rối loạn co giật cục bộ phức tạp

Rối loạn co giật cục bộ phức tạp đặc biệt nghiêm trọng khiến bệnh nhân mất khả năng tự quản lý hoặc thậm chí mất ý thức hoàn toàn. Đồng thời, cùng với những đặc điểm này, có một loạt các hiện tượng nhận thức và phản ứng bất thường đối với tác nhân kích thích trong môi trường xung quanh bệnh nhân.

Co giật cục bộ phức tạp xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là các nhóm người già và trẻ nhỏ.

Co giật cục bộ phức tạp có một loạt biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Các cơn co giật này xuất hiện bất ngờ, thường không có dấu hiệu báo trước và có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ.

Rối loạn co giật cục bộ phức tạp có thể được chia thành ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn thoáng

Xảy ra trong khoảng vài giây hoặc vài phút trước khi bệnh nhân mất ý thức. Thường thì bệnh nhân sau khi hết cơn co giật vẫn có khả năng nhớ lại giai đoạn này, mặc dù thời gian xảy ra ngắn và khó quan sát. Giai đoạn này có thể bao gồm các cảm giác như rùng mình, nhức đầu, cảm giác ấm hoặc lạnh, điện giật, rát bỏng hoặc cảm giác giống như chuột rút tùy thuộc vào vùng sóng điện não hoạt động.

Mất ý thức

Đây là giai đoạn khi bệnh nhân không thể phản ứng và không có nhớ lại những sự kiện trong suốt cơn co giật. Khi có bất kỳ tác nhân nào kích thích, bệnh nhân không thể nhận thức và phản ứng trong giai đoạn này.

Triệu chứng tự động

Giai đoạn này thường biểu hiện bằng những dấu hiệu bất thường tại nhiều cơ quan khác nhau. Bệnh nhân có thể liếm môi, nhai, nuốt hoặc chảy nước miệng trong khi cơn co giật diễn ra. Khuôn mặt người bệnh có thể cười, nhăn mặt, bĩu môi, la ré, khóc hoặc giận dữ. Các cử động bất thường cũng có thể xuất hiện như cọ xát, cầm nắm, chạy nhảy vòng tròn và các hành vi kích động khác.

Bệnh nhân có thể biểu hiện những âm thanh không bình thường như huýt sáo, kêu la hoặc lặp đi lặp lại những câu nói không liên quan. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như rối loạn trương lực cơ, thở nhanh, nôn mửa, đánh ngực, khó thở, tăng huyết áp, tiểu không tự chủ, nổi da gà, cương dương, vã mồ hôi, gấp duỗi các chi khó khăn, co cứng cơ, đầu và mắt hướng về phía ngược với tâm điểm của cơn co giật.

Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

Rối loạn co giật cục bộ khiến người bệnh mất đi ý thức

Cách chẩn đoán rối loạn co giật cục bộ

Để xác định một trường hợp rối loạn co giật cục bộ chính xác, ngoài việc quan sát các dấu hiệu lâm sàng thì người bệnh cần được tiến hành một loạt xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

  • Đo điện não đồ (EEG) trong cơn và ngoài cơn: EEG cho phép theo dõi hoạt động sóng não trong bệnh lý co giật cục bộ, đây là một công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán.
  • Chụp cắt lớp vi tính não bộ: Phương pháp này hữu ích trong việc xác định tổn thương và vị trí tổn thương ở các cấu trúc não bộ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) não: MRI có giá trị lớn để phát hiện tổn thương dạng xơ hóa, sự hiện diện của u não hoặc bất thường trong cấu trúc vỏ não.
  • Chụp CT (Computed Tomography) để chẩn đoán và điều trị áp xe não: CT scan cung cấp thông tin quý báu cho việc đánh giá các tổn thương do áp xe não, giúp xác định cụ thể một số tình trạng.
  • Sử dụng hình ảnh chẩn đoán để phát hiện bất thường não: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như SPECT scan hoặc PET scan có thể sử dụng để phát hiện những biểu hiện bất thường của não.

Việc chẩn đoán co giật cục cần phải được phân biệt rõ ràng với nhiều bệnh lý khác nhau như rối loạn giấc ngủ bao gồm ác mộng, mộng du hoặc các bệnh lý liên quan đến co giật do tâm lý, loạn thần.

Tìm hiểu thêm: Cao răng tự vỡ liệu có nguy hiểm hay không?

Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?
Đo điện não đồ giúp chẩn đoán rối loạn co giật cục bộ

Cách điều trị rối loạn co giật cục bộ

Trong việc xử lý rối loạn co giật cục bộ, một trong những lựa chọn hàng đầu được coi là hữu ích là sử dụng các loại thuốc chống động kinh. Theo dữ liệu từ nghiên cứu, khoảng từ 47% đến 60% các trường hợp co giật cục bộ có thể kiểm soát tốt bằng cách sử dụng các loại thuốc chống động kinh thuộc thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, trong một số tình huống mặc dù đã kết hợp nhiều loại thuốc chống động kinh nhưng bệnh nhân vẫn không phản ứng hiệu quả.

Thuốc chống động kinh thế hệ đầu thường được sử dụng rộng rãi trong thực tế lâm sàng, ví dụ như Valproate de Sodium, Carbamazepine, Phenytoin. Ngoài ra, các loại thuốc chống động kinh thế hệ thứ hai như Topiramate, Oxcarbazepine, Phenobarbital, Lamotrigine, Clonazepam cũng được áp dụng trong trường hợp rối loạn co giật cục bộ.

Co giật cục bộ là tình trạng mà các cuộc co giật diễn ra tại một phần cụ thể của não, có thể làm cho bệnh nhân mất ý thức hoặc không có tình thức phản ứng trong quá trình cơn co giật diễn ra. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, việc phân biệt co giật cục bộ với các loại co giật khác và xác định điểm khác biệt giữa chúng là một bước quan trọng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Rối loạn co giật cục bộ là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?

>>>>>Xem thêm: Ngủ 8 tiếng trong 4 tiếng có tốt không? Cách ngủ ít không mệt

Người bệnh co giật cục bộ được chỉ định dùng thuốc chống động kinh

Hy vọng với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ ở trên về rối loạn co giật cục bộ sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • Những lưu ý khi dùng thuốc chống co giật cần biết trước khi dùng
  • Các loại co giật lành tính ở trẻ sơ sinh thường gặp
  • Làm sao hết co giật mắt hiệu quả?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *