Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng phẫu thuật cắt bỏ amidan làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Bạn đang đọc: Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Cắt amidan là phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị tình trạng viêm amidan. Mặc dù đây là thủ thuật vô cùng đơn giản nhưng vẫn có rất nhiều người bệnh không khỏi lo lắng liệu cắt amidan có ảnh hưởng gì không. Cắt amidan bao lâu thì phục hồi? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là nằm trong hệ thống hạch bạch huyết, là loại hạch có kích thước lớn nhất trên cơ thể. Chúng nằm dọc theo 2 bên thành họng, ngay tại nơi giao giữa khí quản và thực quản. Chỉ cần mở rộng miệng, bạn có thể dễ dàng thấy được vị trí của amidan.

Cũng giống như các hạch lympho, amidan có chức năng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh,… đảm bảo cổ họng và cơ thể luôn khỏe mạnh. Vì vậy, khi một lượng lớn các tác nhân có hại xâm nhập vào cùng một lúc, amidan không đủ sức chống lại sẽ dẫn đến viêm amidan.

Căn bệnh này có thời gian tiến triển vô cùng nhanh chóng, thậm chí là hình thành nên các ổ mủ hoặc áp xe quanh amidan. Người bị viêm amidan thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng bất thường như: Đau rát cổ họng, sốt cao, khó nuốt, gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Vệ sinh răng miệng kém có thể gây viêm amidan

Khi nào nên cắt amidan?

Trên thực tế, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng nên thực hiện cắt amidan. Nếu bệnh mới ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cắt amidan khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, khó có thể điều trị dứt điểm bằng nội khoa. Cụ thể:

  • Viêm amidan mãn tính, tái đi tái lại khoảng 5 – 6 lần/năm hoặc từ 3 – 5 lần/năm trong 2 năm liên tiếp.
  • Viêm amidan kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Amidan quá phát làm cản trở việc nuốt và hô hấp, gây ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Khu vực amidan xuất hiện nhiều nốt mủ bã đậu gây hôi miệng.
  • Kích thước amidan lớn, người bệnh nổi hạch ở cổ hoặc đằng sau gáy.
  • Amidan có nguy cơ tiến triển thành khối u ung thư.

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Các phương pháp cắt amidan

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt amidan an toàn được nhiều bệnh viện uy tín áp dụng. Việc sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đó là:

Cắt amidan bằng coblator

Kỹ thuật cắt amidan bằng coblator hay còn được biết đến là công nghệ plasma, được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1988. Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng năng lượng tần số vô tuyến trong trường plasma. Nó có tác dụng phá vỡ các liên kết phân tử, giúp bác sĩ dễ dàng bóc tách hoặc làm tan mô mềm ở nhiệt độ thấp 40 – 70°C mà vẫn không gây tổn thương các mô xung quanh.

Như vậy, cắt amidan bằng coblator được đánh giá là an toàn bậc nhất, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, dù là cắt một phần hay toàn bộ amidan.

Sử dụng tia laser

Cắt amidan bằng laser có ảnh hưởng gì không? Bên cạnh cách cắt amidan bằng coblator, sử dụng tia laser để điều trị bệnh cũng được nhiều bệnh nhân vô cùng ưa chuộng. Tia laser CO2 sẽ đốt cháy amidan mà không gây chảy máu. Người bệnh sẽ cảm thấy ít đau, không khó chịu và có thể xuất viện sớm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nhiễm trùng vết mổ, ảnh hưởng đến dây thanh quản và giọng nói của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Bloch-Sulzberger: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?
Bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ càng trước khi thực hiện cắt amidan

Cắt amidan bằng dao điện

Điện phân cắt Monopolar hoặc Bipolar hoạt động theo cơ chế sử dụng dòng điện tạo ra nhiệt độ cao nhằm tách các mô liên kết và bóc tách toàn bộ amidan. Nhiệt độ của dao điện có thể lên đến 400°C nên có khả năng cầm máu rất tốt. Tuy nhiên, phương pháp này khó tránh được những tổn thương ở các mô xung quanh, người bệnh cũng cảm thấy đau và khó chịu hơn so với 2 cách thức trên.

Phương pháp Sluder

Với phương pháp Sluder, bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa amidan vào lỗ trên dụng cụ Sluder và cắt đi nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp mổ amidan bằng Sluder đều là những người có kích thước amidan lớn, các biến chứng đã trở nên nghiêm trọng.

Phương pháp bóc tách và thòng lọng

Phương pháp này thường được chỉ định với người lớn bị viêm amidan mãn tính, amidan mạn tính thể ẩn, amidan xơ teo hoặc có nhiều tổ chức xơ dính quanh hố amidan. Đây là kỹ thuật cắt amidan truyền thống nên cần cột chỉ sau khi phẫu thuật để ngăn chảy máu.

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

Phương pháp này thường được khuyến nghị không nên sử dụng cho trẻ nhỏ

Dùng dao mổ siêu âm

Dao mổ siêu âm sử dụng tần số cao ở lưỡi dao để tạo ra vết mổ. Từ đó, gây ra hiện tượng thủy phân bằng nhiệt độ từ 60 – 100°C. Mức nhiệt này cũng có khả năng cầm máu rất tốt, ít gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không và cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Mặc dù cắt amidan chỉ là một thủ thuật nhỏ nên rất an toàn với sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là phương pháp Plasma Plus. Sau khi cắt amidan, vết thương sẽ sưng và đau trong khoảng 3 – 5 ngày. Do đó, thời gian lành bệnh trung bình khoảng 1 – 2 tuần và mất khoảng 3 tuần để khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, bất kể ca phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Một số rủi ro có thể xảy ra khi cắt amidan là:

  • Chảy máu trong và sau khi phẫu thuật;
  • Phản ứng với thuốc mê;
  • Đau sau khi mổ;
  • Nhiễm trùng vết thương;
  • Tổn thương dây thanh quản gây mất tiếng tạm thời,…

Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Bao lâu thì lành lại?

>>>>>Xem thêm: Cấy phôi thai: Yếu tố quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm

Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân có thể cảm thấy đau cổ họng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc: “Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?”. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh viêm amidan, bạn hãy nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm: Cắt amidan bao lâu thì khỏi?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *