Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào tốt nhất?

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào tốt nhất?

Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào tốt nhất?

Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để thì rất dễ tái lại nhiều lần. Do đó,“Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào tốt nhất?” là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp, nhất là ở nữ gưới. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng kéo theo rất nhiều biến chứng nặng nề. Với mong muốn điều trị triệt để bệnh lý này, nhiều người không khỏi thắc mắc: “Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?”. Trong bài viết dưới đây, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp một số thắc mắc xoay quanh đến chuyên khoa, cũng như những bệnh viện uy tín giúp giải quyết hoàn toàn, triệt để tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu nhé!

Tầm quan trọng của việc thăm khám viêm đường tiết niệu

Trước khi tìm hiểu về vấn đề: “Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?”, bạn đọc cần hiểu rõ được lý do vì sao cần phải thăm khám bệnh sớm.

Trên thực tế, bệnh viêm đường tiết niệu có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân do sự xâm nhập của trực khuẩn lỵ khuẩn E. Coli vào vùng kín của người bệnh. Hơn nữa, do cấu tạo của niệu đạo ở phụ nữ khá ngắn, lại gần âm đạo nên rất dễ bị lây nhiễm chéo.

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào? 1

Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu cần được thăm khám càng sớm càng tốt

Việc thăm khám viêm đường tiết niệu sớm mang lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể của người bệnh:

Ngăn chặn bệnh tiến triển nặng

Bệnh viêm đường tiết niệu diễn biến rất nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn E. Coli có thể tấn công đến thận, gây viêm thận, suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu bị viêm đường tiết niệu cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, sinh non và lây bệnh sang cho trẻ sơ sinh. Do đó, bạn cần thăm khám bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe toàn diện nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Hạn chế căng thẳng tâm lý ở người bệnh

Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, bao gồm: Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… Hơn nữa, nó còn làm cho vùng kín của nữ giới xuất hiện mùi hôi khó chịu. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy phiền toái, tự ti dẫn đến căng thẳng, lo âu.

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc điều trị bệnh, khám tiết niệu sớm cũng giúp bạn điều chỉnh các thói quen trở nên lành mạnh hơn như: Nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ, uống ít nước,… Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn kỹ càng về việc xây dựng thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý, nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào? 2

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn xây dựng lối sống lành mạnh

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?

Để giải đáp cho nỗi băn khoăn: “Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào?”, các Bác sĩ chuyên gia Tiết niệu cho biết, người mắc bệnh viêm đường tiết niệu có thể đến thăm khám tại các chuyên khoa sau:

Khoa Tiết niệu

Bác sĩ tại khoa Tiết niệu sẽ thăm khám và chẩn đoán tình trạng ban đầu của bệnh để đề ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Khoa Nội tiêu hóa – Tiết niệu

Tại nhiều phòng khám và bệnh viện, khoa Tiết niệu sẽ được kết hợp với khoa Nội tiêu hóa để điều trị bệnh theo phương pháp ít xâm lấn.

Khoa Thận – Tiết niệu

Đây là nơi khám chữa các bệnh lý về viêm đường tiểu, viêm cầu thận, viêm đài bể thận, viêm bàng quang,… cũng như các bệnh liên quan đến nội tiết và rối loạn chuyển hóa.

Khoa Ngoại – Tiết niệu

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu thường được chuyển đến khoa Ngoại – Tiết niệu khi cần can thiệp theo phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở.

Tìm hiểu thêm: Ăn muối đột quỵ: Lý giải nguyên nhân và dấu hiệu

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào? 3
Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào? Bệnh nhân sẽ được khám tại khoa Tiết niệu

Khám viêm đường tiết niệu ở đâu TPHCM?

Vậy khám viêm đường tiết niệu ở đâu? Hay cụ thể hơn khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu TPHCM? Để thuận lợi cho việc thăm khám, chúng tôi đã tổng hợp lại những địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nữ nói riêng và toàn bộ người bệnh nói chung vô cùng uy tín và hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua!

Tên bệnh viện

Địa chỉ

Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy

Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Bình Dân

Số 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Nội, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Thận niệu, Bệnh viện Nhân dân 115

527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Quân dân 102

Số 179, Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào? 4

>>>>>Xem thêm: Nốt ruồi ác tính là gì? Cách nhận biết nốt ruồi ác tính

Bệnh viện Chợ Rẫy là địa chỉ thăm khám viêm đường tiết niệu uy tín hàng đầu

Bài viết trên chính là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc: “Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào?”. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo nhiều địa chỉ khám, chữa bệnh viêm đường tiết niệu để lựa chọn được bệnh viện uy tín, có giá cả hợp lý và phương pháp điều trị phù hợp với bản thân nhất nhé!

Chủ đề:Khám sức khỏeViêm đường tiết niệuSức khỏe tổng quátChẩn đoán bệnh

Các bài viết liên quan

  1. Atlas giải phẫu: Cẩm nang cần thiết lý giải chi tiết cơ thể người

  2. Hội chứng Pica: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị hiệu quả

  3. Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh

  4. Nhiễm trùng TORCH là gì? Những thông tin cần biết

  5. Mất vị giác là như thế nào? Cách khắc phục khi bị mất vị giác

  6. Tìm hiểu về chống chỉ định và cách đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

  7. Bạch cầu thấp có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị bạch cầu thấp

  8. Xét nghiệm RT PCR là gì? Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm?

  9. Cách tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe mỗi ngày

  10. Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *