Bạn đang đọc: Mụn trứng cá và mụn nhọt khác nhau như thế nào?
Mụn trứng cá ở thể mụn viêm có mủ, mụn bọc rất dễ nhầm lẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem mụn trứng cá và mụn nhọt khác nhau như thế nào và cách điều trị từng loại mụn.
Đều có đặc điểm chung là làm mất thẩm mỹ, gây đau đớn và gây mất tự tin cho người bệnh, mụn trứng cá và mụn nhọt là những vị khách không mời mà tới. Bạn đã biết hai loại mụn này khác nhau như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao chưa? Nếu chưa, cùng tìm hiểu rõ hơn về hai loại mụn này trong bài viết dưới đây.
Mụn trứng cá và mụn nhọt khác nhau thế nào?
Mụn trứng cá hay mụn nhọt đều do vi khuẩn gây ra, đều gây mất thẩm mỹ và đau đớn. Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác biệt đáng kể.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là những mụn hình do tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông nghiêm trọng khiến vi khuẩn phát triển và gây viêm. Sự tắc nghẽn lỗ chân lông có thể đến từ việc tăng tiết dầu nhờn, tích tụ tế bào chết, chất bã nhờn, bụi bẩn. Đôi khi, mụn trứng cá cũng hình thành do lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da bị phá hủy khiến da dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở vùng lưng, mông, mặt, nhưng phổ biến nhất và gây lo lắng nhất là mụn trứng cá trên mặt.
Mụn trứng cá có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau ở mỗi người, từ nhẹ đến nặng, từ thoáng qua đến dai dẳng. Mụn trứng cá nặng thường ở dạng mụn bọc, mụn viêm có mủ. Loại mụn trứng cá bọc gây đau đớn, mất thẩm mỹ và mang đến tâm lý lo lắng. Chính loại này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn với mụn nhọt.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá như: Những thay đổi lớn về nội tiết tố (thường xảy ra ở tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, chu kỳ kinh nguyệt), sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, vệ sinh da mặt không sạch sẽ, cơ thể nóng trong, làn da tích tụ nhiều độc tố, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt xuất hiện khi có nhiễm trùng ở các nang lông chứ không còn là sự tắc nghẽn hay nhiễm khuẩn thông thường như ở mụn trứng cá. Mụn nhọt hình thành khi tổn thương ở nang lông do tụ cầu vàng gây ra bị lan rộng.
Ban đầu, mụn nhọt chỉ là những nốt mụn lớn sưng đỏ hình thành ở nang lông. Sau đó vài ngày, chúng to dần lên, mủ trắng xuất hiện và có thể nhìn thấy ngòi mủ ở chính giữa nhọt. Đôi khi, mụn nhọt cũng là hậu quả của mụn trứng cá bọc không được xử lý đúng cách gây nhiễm trùng.
Mụn trứng cá và mụn nhọt khác nhau ở chỗ mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều, trên diện rộng. Kích thước mụn trứng cá nhỏ, ít gây đau đau đớn nhưng dai dẳng, lâu khỏi và gây mất thẩm mỹ nhiều hơn. Mụn nhọt thường là một tổn thương đơn lẻ. Nếu trên cơ thể xuất hiện vài mụn nhọt cùng lúc thì chúng cũng thường ở các vị trí khác nhau.
Mụn trứng cá và mụn nhọt điều trị thế nào?
Vì mức độ nghiêm trọng và tình trạng mụn là khác nhau, nên cách điều trị mụn trứng cá và mụn nhọt cũng không giống nhau. Cụ thể là:
Điều trị mụn nhọt
Mụn nhọt thường đi kèm với triệu chứng đau nhức thậm chí gây sốt cao. Khi đó, người bệnh có thể cần dùng đến thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu mụn nhọt kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà. Nhưng với mụn nhọt kích thước lớn, họ buộc phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ rạch dẫn lưu mủ mới có thể điều trị triệt để. Mụn nhọt được điều trị đúng cách có thể khỏi sau 1 tuần.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp làm trắng răng tự nhiên tại nhà
Điều trị mụn trứng cá
Điều trị mụn trứng cá cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh do nội tiết, thuốc, vệ sinh da hay mỹ phẩm. Có những trường hợp mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc nặng cần điều trị bằng thuốc kê đơn trong vài tháng. Nhưng cũng có trường hợp, người bệnh chỉ cần detox thải độc cơ thể, trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên, vệ sinh da đúng cách, đổi loại mỹ phẩm, thay đổi loại thuốc chữa bệnh,… là có thể cải thiện.
Mụn trứng cá và mụn nhọt phòng ngừa ra sao?
Mụn trứng cá và mụn nhọt có thể phòng ngừa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Một số việc làm đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp bạn giảm nguy cơ bị bất kỳ loại mụn nào như:
Chế độ ăn uống khoa học
Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là cách để bạn tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đây cũng là cách để bạn cung cấp độ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh. Khi cơ thể không bị tích tụ độc tố, làn da có sức đề kháng tốt, mụn trứng cá và mụn nhọt sẽ không “có cửa” ghé thăm. Bạn cũng có thể tìm hiểu công thức làm các loại nước ép trị mụn từ rau củ. Thay đổi thói quen ăn đồ cay nóng, uống đồ uống có cồn, ăn nhiều đồ ngọt cũng là cách để làn da ít bị mụn.
Làm sạch da đúng cách và kỹ càng
Bước làm sạch da vô cùng quan trọng. Khi da thông thoáng, sạch sẽ, lỗ chân lông sẽ không bị bít tắc. Vi khuẩn gây các loại mụn cũng sẽ không có môi trường để sinh sôi gây mụn. Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với làn da. Một số loại mỹ phẩm làm da khô căng rát hoặc có tính tẩy mạnh làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Bạn nên biết da mình là loại da gì và chọn mỹ phẩm phù hợp nhất để tránh tác động tiêu cực đến da.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Viêm lộ tuyến có gây ung thư không?
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Vận động, tập thể dục hàng ngày cũng là thói quen có lợi cho làn da. Việc tập luyện giúp lỗ chân lông giãn nở. Độc tố tích tụ sẽ được đào thải qua tuyến mồ hôi ra ngoài cơ thể. Như vậy, tập thể dục đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho làn da. Bạn hãy giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, không thức khuya, ngủ đủ giấc để có làn da khỏe mạnh, không mụn.
Mụn trứng cá và mụn nhọt là những vấn đề về da khá phổ biến và hầu hết mọi người đều gặp phải ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tuy không gây nguy hiểm nhưng những loại mụn này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống theo nhiều cách khác nhau. Chỉ cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa trên đây, bạn đã có thể giảm đáng kể nguy cơ bị mụn trứng cá và mụn nhọt rồi đấy!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dinh dưỡngChế độ ăn uống