Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban trên da rất hay gặp trong các bệnh về da liễu. Vậy viêm da tiếp xúc có lây không? Và hiện nay viêm da tiếp xúc được điều trị như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và phát ban khi bạn tiếp xúc với dị nguyên. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất khi ngừng tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nhiều người thắc mắc rằng: Viêm da tiếp xúc có lây không? Bởi vì tình trạng dị ứng kéo dài sẽ gây khó chịu và bất tiện trong đời sống hàng này. Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây kích ứng da hoặc chất gây dị ứng. Các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc là ngứa, phát ban đỏ, có khi nổi lên mụn nước hoặc các vết sưng tấy. Ngoài ra cũng có thể bao gồm các triệu chứng khác như: Da khô, nứt nẻ, nóng rát và bong tróc,…

Tình trạng viêm da tiếp xúc kéo dài hoặc do quá trình tích lũy lâu dài mới phát triển thành bệnh gọi là viêm da tiếp xúc mãn tính. Ngược lại viêm da tiếp xúc xảy ra nhanh sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng gọi là viêm da tiếp xúc cấp tính.

Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng

Có hai loại viêm da tiếp xúc chính: Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây hại, còn viêm da tiếp xúc dị ứng thì có liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Viêm da tiếp xúc có lây không? Trước hết bạn cần biết rằng nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc là do các dị nguyên, tức là các chất có khả năng gây kích ứng da như: Mỹ phẩm, hóa chất, khí hậu, côn trùng, thực vật,…

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc có thể bao gồm:

  • Phát ban, ngứa;
  • Tăng sắc tố da thường gặp ở da nâu hoặc da đen;
  • Da khô, nứt nẻ, bong vảy;
  • Mụn nước, đóng vảy;
  • Sưng, rát hoặc đau.

Nếu có các phản ứng dị ứng mạnh mẽ hơn như: Khó thở, sưng miệng, sưng họng,… thì phải lập tức đến bệnh viện ngay. Bởi vì đây là sự phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của kháng nguyên.

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể miễn là có tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng bao gồm: Mặt, mí mắt, bàn tay, bàn chân và vùng sinh dục.

Vậy viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là không. Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu không lây nhiễm. Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra là nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm thì sẽ gây lây nhiễm. Hầu hết các vấn đề do nhiễm trùng gây ra có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm.

Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có lây không? Câu trả lời là không lây nhưng sẽ xảy ra nhiễm trùng nếu không điều trị

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc có thể phát triển mạnh trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn nếu bạn không thể tránh được chất kích ứng hoặc dị ứng.

Điều trị viêm da tiếp xúc

Trong hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc đều tự lành. Tuy nhiên, trong trường hợp mẩn đỏ, ngứa nhiều thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc bôi chứa Corticosteroids tại chỗ cho bạn.

Các thuốc Corticosteroid dùng tại chỗ thường được bôi một hoặc hai lần mỗi ngày với một lớp mỏng trên vùng bị ảnh hưởng cho đến khi hết triệu chứng. Tình trạng da sẽ cải thiện rõ sau vài tuần hoặc hơn và khi các triệu chứng viêm da tiếp xúc đã hết, bạn nên ngừng bôi Steroid.

Tìm hiểu thêm: HPV 31 là gì? Cách phòng ngừa virus HPV type 31

Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Thuốc bôi có chứa corticosteroid sẽ hiệu quả tỏng điều trị viêm da tiếp xúc

Việc sử dụng thuốc bôi chứa Corticosteroids dưới 4 tuần thường an toàn, không gây vấn đề nghiêm trọng toàn thân. Ngoài ra Steroid đường uống cũng có thể được kê đơn kết hợp nếu tình trạng viêm da tiếp xúc không đáp ứng với thuốc bôi.

Bạn có thể áp dụng biện pháp khắc phục triệu chứng ngứa, mẩn đỏ tại nhà như tắm bột yến mạch và chườm mát. Tuy nhiên cũng nên lưu ý nếu da bị nhiễm trùng thì không nên áp dụng phương pháp này. Bạn nên tư vấn với bác sĩ trước khi quyết định dùng phương pháp gì để làm sạch da.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc

Nguy cơ cao mắc viêm da tiếp xúc ở những người có công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như: Công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất hóa chất hoặc các ngành nghề có liên quan, công nhân xây dựng, đầu bếp, nhà tạo mẫu tóc, thợ làm nails,…

Viêm da tiếp xúc có lây không? Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

>>>>>Xem thêm: Glute Kickback là gì? Cách tập Glute Kickback hiệu quả nhất

Thoa kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần hồi phục da là biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc

Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc xảy ra:

  • Tránh các chất kích thích và dị ứng, xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, kiểm tra lại tất cả các loại vật dụng mà bạn sử dụng hàng ngày: Xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm, nước tẩy rửa, trang sức,… Tránh các tác nhân gây bệnh là cách tốt nhất để phòng bệnh.
  • Rửa sạch da sau khi tiếp xúc chất gây kích ứng hoặc dị ứng, bạn có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm. Đồng thời giặt sạch quần áo hoặc vật dụng nào khác sau khi đã tiếp xúc với chất gây dị ứng từ thực vật. Đối với hóa chất gây kích ứng, sau khi tiếp xúc hãy rửa sạch da bằng nước sạch liên tục.
  • Mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, đeo khẩu trang khi bắt buộc làm việc trong môi trường có chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Bởi vì tình trạng viêm da sẽ kéo dài nếu như không dừng tiếp xúc với các chất kích ứng da.
  • Thoa kem có chứa các chất hồi phục hàng rào bảo vệ da. Các chất có tác dụng hồi phục da như: Ceramide, niacinamide, pantothenic acid,…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên nhằm giúp phục hồi lớp ngoài cùng của da và giữ cho làn da luôn mềm mại, đủ độ ẩm.
  • Thú cưng có thể dính các chất gây dị ứng lên người, do đó bạn nên tắm rửa cho thú cưng sạch sẽ, nhất là những lúc cho thú cưng đi dạo ở ngoài về nhà. Bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn dị ứng với lông thú thì không nên nuôi thú cưng.

Như vậy bài viết trên đây đã trả lời cho bạn câu hỏi: “Viêm da tiếp xúc có lây không?”. Điều quan trọng là tìm được nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh, khi đó thì việc điều trị kết hợp với các biện pháp phòng ngừa sẽ cho kết quả tốt hơn. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm: Viêm da cơ địa có lây không? Có chữa được không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *