Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?

Sau khi điều trị khỏi bệnh viêm dạ dày, nhiều người thắc mắc liệu vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Để biết câu trả lời cho câu hỏi này thì mời mọi người đọc bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu.

Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?

Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng phổ biến hiện nay. Do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu vệ sinh mà nhiều người đã tạo cơ hội cho loài vi khuẩn này xâm nhập và phát triển thành các bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… Cho nên khi điều trị khỏi bệnh, nhiều người vẫn băn khoăn liệu vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Để giải đáp cho câu hỏi đó thì mời mọi người đọc bài viết sau đây.

Bạn biết gì về vi khuẩn HP?

Để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh do vi khuẩn HP gây ra cũng như giải đáp thắc mắc về câu hỏi liệu vi khuẩn HP có tái nhiễm không thì chúng tôi đã tổng hợp thông tin dưới đây để mọi người nắm vững cách phòng tránh bệnh.

Vi khuẩn HP có hình dạng xoắn ốc và thường được tìm thấy bên trong dạ dày của người bị nhiễm, được phát hiện lần đầu vào năm 1982. Phần lớn người mắc bệnh dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP đều không xuất hiện triệu chứng hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, vi khuẩn HP cũng có khả năng gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hoặc thậm chí là ung thư dạ dày,…

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP thì bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nhận dạng nào. Tuy nhiên, về lâu dài vi khuẩn này sẽ phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng dạ dày hoặc tá tràng khiến bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như đau, khó chịu ở vùng bụng trên, bị phình hoặc chướng bụng, ăn ít nhưng lại cảm thấy no, chán ăn, hay buồn nôn hoặc nôn mửa, phân có màu sẫm,…

Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?

Nhiễm khuẩn HP là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP ở mức độ nhẹ hoặc không thuộc vào nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thì bạn có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét dạ dày hoặc bị loét tá tràng thì việc điều trị là cần thiết.

Điều trị vi khuẩn HP thành công sẽ giúp vết loét của bạn mau lành. Đồng thời còn ngăn ngừa vết loét tái phát cũng như giảm nguy cơ biến chứng. Đối với những người sử dụng thuốc chống viêm kéo dài như Aspirin, Naproxen,… nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì nên đi xét nghiệm HP để có hướng điều trị kịp thời.

Với những chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về loài vi khuẩn HP này. Vậy liệu bạn có biết vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết bên dưới nhé.

Vi khuẩn HP có tái nhiễm không?

Theo chia sẻ của một số chuyên gia, vi khuẩn HP có khả năng tái phát cao. Thực tế, ngay cả khi người bệnh đã được phát hiện nhiễm vi khuẩn HP kịp thời và điều trị thành công, bệnh nhân đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm lại.

Theo số liệu thống kê ở nước ta, cứ trung bình 11 tháng sau khi loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP, tỷ lệ khả năng tái phát lại lên đến 23,5%. Trong đó, tỷ lệ tái nhiễm bệnh là 9,7%, tỷ lệ tái phát bệnh là 13,8%. Tuy nhiên ngược lại với Việt Nam, tỷ lệ tái nhiễm vi khuẩn này trong dạ dày ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Phần Lan,… chỉ dao động từ 0,2 đến 2%.

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng vi thể là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP có tái nhiễm không?

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy kể cả điều trị vi khuẩn HP hết hoàn toàn thì trung bình sau khoảng 1 năm sẽ có khoảng 10% người tái nhiễm lại. Và tình trạng tái nhiễm bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày lên gấp 4 lần. Không những thế, các biến chứng như loét dạ dày, tá tràng,… có nguy cơ mắc lại lên đến 15 – 20%. Do đó, các bệnh nhân cần tìm ra các biện pháp điều trị thích hợp đối với loại vi khuẩn này để tránh tình trạng tái phát bệnh.

Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP tái nhiễm

Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể tái nhiễm, vậy có biện pháp nào phòng ngừa vi khuẩn HP tái nhiễm không? Thì để hỗ trợ mọi người bảo vệ sức khoẻ tốt hơn, nhà thuốc Long Châu xin đưa ra một số biện pháp điều trị thích hợp như sau:

  • Đi khám sức khỏe định kỳ và cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi mắc bệnh.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với những người nhiễm vi khuẩn HP, không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống,…
  • Xây dựng thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc không đảm bảo vệ sinh.
  • Sử dụng nước sạch để uống và nấu ăn.
  • Hạn chế ăn uống bên ngoài, đặc biệt là các cửa hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học.

Vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Làm sao để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP?

>>>>>Xem thêm: Trisomy 21 là gì? Kết quả chỉ số Trisomy 21 bao nhiêu là bình thường?

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ phòng ngừa vi khuẩn HP

Chắc hẳn qua bài viết này, mọi người đã hiểu rõ hơn về vi khuẩn HP cũng như biết được vi khuẩn HP có tái nhiễm không? Hy vọng thông tin chia sẻ trên sẽ là một lời cảnh tỉnh cho mọi người về vấn đề bảo vệ sức khoẻ.

Mặc dù vi khuẩn HP có khả năng tái nhiễm, nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ tái phát. Quan trọng nhất, việc duy trì một lối sống lành mạnh và vệ sinh cá nhân đúng cách sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tái nhiễm của vi khuẩn HP. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có được lời khuyên cụ thể và đáng tin cậy về việc duy trì sức khỏe dạ dày của bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *