Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?

Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?

Huyệt Hoành Cốt là một trong những huyệt vị quan trọng của cơ thể. Vậy vai trò của huyệt này là thế nào? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời thông qua bài viết này.

Bạn đang đọc: Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?

Để hiểu rõ hơn về huyệt vị này, trước tiên chúng ta cần tìm sơ lược về huyệt cũng như vị trí của huyệt.

Đôi nét huyệt Hoành Cốt

Huyệt Hoành Cốt là huyệt vị xuất xứ từ Sách Mạch Kinh, nằm tại vị trí giao hội với xung mạch, đứng hàng thứ 11 trong kinh Thận. Hoành cốt thực chất là cách gọi dùng để chỉ huyệt ở xương mu. Vị trí của huyệt này nằm ngang với xương mu nên được đặt tên là huyệt Hoành Cốt (theo Trung Y Cương Mục).

Bên cạnh tên gọi Hoành Cốt được biết đến phổ biến nhất, huyệt vị này còn được biết tới với một số cách gọi khác như: Hạ Hoành, Khuất Cốt, Khúc Cốt, Hạ Cự, Tủy Không.

Vị trí của huyệt Hoành Cốt

Huyệt đạo là nơi tập trung cơ năng hoạt động của kinh lạc, phủ tạng. Đây là những vị trí có mối liên hệ chặt chẽ đến các biểu hiện bệnh lý của cơ thể cũng như các hoạt động sinh lý. Nếu biết các tác động vào huyệt một cách đúng đắn, bạn sẽ nhận được nhiều hiệu quả tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể vận dụng hiệu quả những lợi ích này, điều đầu tiên chính là xác định chính xác vị trí của huyệt để có phương án tác động phù hợp.

Huyệt Hoành Cốt có vị trí ở bụng dưới, sát bờ trên xương mu. Chúng ta có thể xác định vị trí của huyệt thông qua đường trắng ở giữa xương mu và bụng. Từ đường trắng, bạn đo 0,5 thốn và ngang với huyệt Khúc cốt sẽ là vị trí của huyệt Hoành Cốt. Ngoài ra, ở dưới huyệt Đại Hách tầm 1 thốn cũng có thể tìm thấy huyệt Hoành Cốt.

Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?

Vị trí của huyệt

Huyệt vị này liên quan đến nhiều cấu trúc của cơ thể. Dưới vùng da của huyệt Hoành Cốt là cân của các cơ chéo bụng, bờ trong cơ thẳng to và phúc mạc ngang, được chi phối chủ yếu bởi tiết đoạn thần kinh L1. Ngoài ra, sáu nhánh thần kinh gian sườn dưới và thần kinh bụng sinh dục cũng góp phần trong việc chi phối thần kinh vận động cơ.

Bên cạnh đó, huyệt Hoành Cốt còn có liên quan đến một số cơ quan như: Bàng quang, ruột, tử cung đối với phụ nữ mang thai.

Vai trò của huyệt Hoành Cốt

Với vị trí ngang xương mu và liên quan đến nhiều cơ quan tại vùng bụng dưới, huyệt Hoàn cốt có tác dụng lợi thấp, ích vị, được vận dụng chủ yếu để điều trị các bệnh liên quan đến vùng tiết niệu. Bác sĩ Đông y có thể sẽ chỉ định tác động vào huyệt Hoành Cốt để điều trị một số bệnh lý sau:

  • Đau âm hộ.
  • Di tinh.
  • Liệt dương.
  • Bí tiểu.
  • Viêm đường tiểu.
  • Tiểu khó.
  • Thoát vị bẹn.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ?

Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?
Đau âm hộ có thể cải thiện bằng Đông y

Một số cách tác động lên huyệt Hoành Cốt và phối huyệt trị bệnh

Có nhiều cách tác động lên huyệt Hoành Cốt, bao gồm:

Châm cứu

Đây là phương pháp điều trị bệnh thuộc y học cổ truyền đã có từ lâu đời. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kim châm mỏng bằng kim loại, châm xuyên qua da để tác động, kích thích vào huyệt. Tác động này được hình thành dựa trên các chuyển động nhẹ nhàng của bàn tay người thực hiện hoặc thông qua kích thích điện, sức nhiệt,…

Châm cứu lên huyệt Hoành Cốt sẽ giúp khai thác các tác dụng hữu ích của huyệt. Người thực hiện sẽ tiến hành châm cứu thông qua các bước:

  • Chuẩn bị kim châm cứu chuyên dụng, đồ sát trùng.
  • Xác định chính xác vị trí của huyệt Hoành Cốt dựa vào vị trí của đường trắng giữa, xương mu hoặc các huyệt vị gần đó như: Khúc cốt, Đại hách,…
  • Sát trùng vị trí huyệt.
  • Dùng kim châm thẳng hoặc xiên ra bốn phía. Độ sâu lúc châm thẳng khoảng 1 – 1,5 thốn, cứu trong khoảng 3 – 5 tráng, ôn cứu khoảng 5 -10 phút.
  • Rút kim và sát trùng.

Lưu ý:

  • Do huyệt gần với vị trí tử cung nên phụ nữ mang thai không áp dụng phương pháp tác động lên huyệt Hoành Cốt bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nên đi tiểu trước khi tiến hành châm cứu.
  • Nếu châm cứu tại huyệt Hoành Cốt để điều trị bí tiểu, không châm kim quá sâu.
  • Nếu xảy ra ngộ châm dẫn đến tình trạng bí tiểu, cần tiến hành châm huyệt Dũng tuyền để giải. Huyệt này có vị trí ở dưới gan bàn chân, trên kinh thận. Người bệnh lúc này sẽ được đặt nằm ngửa và châm sâu 0,5 thốn và vê kim chừng 1 phút. Kim sẽ được rút khi người bệnh cảm thấy dễ chịu hoặc có cảm giác buồn tiểu.

Xoa bóp, bấm huyệt

Đây là phương pháp dùng lực ngón tay tác động lên huyệt. Bấm huyệt tại vị trí của huyệt Hoành Cốt giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Vai trò của huyệt Hoành Cốt là gì trong điều trị bệnh?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bảng giá khám hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương

Kỹ thuật viên thực hiện xoa bóp, bấm huyệt

Cách phối hợp huyệt Hoành Cốt cùng các huyệt vị khác

Theo các tài liệu y học cổ truyền, bác sĩ có thể phối huyệt Hoành Cốt cùng một số huyệt vị để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn như:

  • Kết hợp với huyệt Đại Cự và Kỳ Môn: Trị tiểu khó, đầy bụng dưới.
  • Kết hợp với huyệt Đại Đôn: Điều trị chứng đau lưng do khí trệ, không thể ngồi được.
  • Kết hợp với huyệt Hoang Du: Điều trị cửu tích, ngũ lâm.

Lưu ý rằng, người bệnh không nên tự ý phối hợp huyệt mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

Huyệt Hoành Cốt rất có hiệu quả trong việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và thể trạng của mỗi người sẽ có phương pháp và cách tiến hành khác nhau. Vì vậy, để ứng dụng phương pháp này hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia Đông y để có phác đồ điều trị thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *