Uống trà có tác dụng gì hay đơn thuần chỉ một tập tục, một thói quen được truyền lại qua nhiều đời? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Uống trà có tác dụng gì? Tổng hợp những điều bạn cần biết
Thưởng trà không chỉ là thú vui tao nhã mà đồ uống này còn đem đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Vậy uống trà có tác dụng gì và uống như thế nào là đúng cách? Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy tham khảo nhanh qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về trà
Trà là đồ uống được làm từ lá, chồi, cành của loài thực vật cùng tên (danh pháp khoa học là Camellia sinensis). Khi làm trà, người chế biến có thể ủ lên men, phơi, rang hoặc sấy, đặc biệt một số đại diện còn kết hợp với các nguyên liệu khác như trái cây, gia vị, hoa,… để làm tăng thêm dưỡng chất và hương vị của trà.
Trên thế giới hiện có 4 dòng trà thật, đó là trà xanh, trà ô long, trà đen và trà trắng. Mỗi loại trà sẽ mang một hương vị đặc trưng nhưng điểm chung của chúng là thơm và xen lẫn cả vị đắng, chát. Nghiên cứu cho thấy trong trà có chứa khoảng hơn 400 thành phần khác nhau. Trong đó những đại diện có hoạt tính cao nhất phải kể đến: Vitamin C, PP, caffeine, theophylline, polyphenolic, xanthine, epigallocatechin gallate(EGCG), K, P, Ca, Fe,…
Sản lượng trà trên toàn cầu đạt mức hàng triệu tấn mỗi năm và đây cũng là đồ uống phổ biến thứ hai chỉ sau nước uống thông thường. Những quốc gia đứng top đầu về sản xuất trà là Trung Quốc, Ấn Độ và Kenya. Việt Nam cũng là một trong những “ông lớn” trong mảng cung ứng đồ uống này. Tính đến nay, nước ta hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu trà và đứng thứ 7 về sản xuất trà trên thế giới.
Uống trà có tác dụng gì?
Thực tế cho thấy không ít người tìm đến trà vì những công dụng đặc biệt của chúng đối với sức khỏe. Vậy uống trà có tác dụng gì?
Bảo vệ tim mạch
Trong trà có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Thành phần này được xem là “khắc tinh” của mỡ máu và gốc tự do. Chính vì thế chúng có khả năng dọn sạch hệ tuần hoàn, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp chống lại các bệnh lý tim mạch đáng ngại như cao huyết áp, đột quỵ, tai biến,…
Ở một diễn biến khác, caffeine và theophylline trong nước trà còn làm giãn động mạch vành ở mức độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi cho đường dẫn truyền dinh dưỡng đến nuôi tim. Nhờ đó mà chức năng và sức bền của tim cũng được tăng cường đáng kể.
Giảm viêm, diệt khuẩn
Với những người có cơ địa dễ nhiễm khuẩn thì uống trà sẽ giúp họ hạn chế tối đa những nguy cơ do tác nhân sinh học này gây ra. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng xanthine và polyphenolic trong trà có khả năng ức chế, làm bất hoạt các hoạt động của E.coli, Staphylococcus và nhiều loại virus thông qua việc kết hợp với protein đặc trưng của chúng. Kết quả là tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày một cải thiện, vết sưng đỏ do viêm nhiễm gây ra cũng giảm đi nhanh chóng.
Phòng ngừa ung thư
EGCG trong trà có tác dụng chặn đứng con đường hình thành nitrosamine – một trong những tác nhân hàng đầu gây ung thư. Và theo khuyến cáo của Hội Ung thư học Mỹ thì mỗi ngày bạn nên uống 6 ly trà xanh để giúp ngăn ngừa bệnh lý nan y này.
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên dung nạp những đồ ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ thì rất nên “kết thân” với đồ uống này. Một số hợp chất amin thơm trong trà có khả năng nhũ tương hóa và làm tan chất béo cực tốt. Bởi vậy khi dùng trà sau mỗi bữa ăn, chúng không chỉ giúp bạn dễ tiêu, nhẹ bụng hơn mà còn tiết chế tối đa lượng calo dư thừa tích lũy qua thời gian.
Giúp tinh thần luôn sảng khoái, minh mẫn
Caffeine trong trà là một chất kích thích thần kinh “hạng nhẹ”, hàm lượng của chúng chỉ ở mức thấp, vừa đủ để đem đến trạng thái hưng phấn, sảng khoái cho người thưởng thức. Vậy nên nếu uống một tách trà vào mỗi buổi sáng hằng ngày, bạn sẽ luôn minh mẫn, tỉnh táo trong suốt cả ngày dài làm việc.
Giúp trẻ lâu
Các chất chống oxy hóa trong trà như EGCG, polyphenolic, vitamin C, xanthine không chỉ có tác dụng bảo vệ tim mạch, tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ giảm cân mà còn mang lại hiệu quả trẻ hóa cực ấn tượng. Khi thường xuyên uống trà, cơ thể bạn sẽ dẻo dai hơn, da dẻ săn chắc, hồng hào, ít nếp nhăn và từ vóc dáng cho tới khuôn mặt đều trẻ hơn hẳn so với tuổi thật.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn các bài tập Kegel cho nữ sau sinh thường
Tăng cường sức khỏe đường hô hấp
Theophylline trong trà có thể tạo hưng phấn trực tiếp ở trung khu hô hấp, giúp chống co thắt, giảm nhẹ tình trạng hen suyễn, ho khan và ho có đờm. Vậy nên với những người đang bị viêm đường hô hấp thì thưởng thức một ly trà ấm sẽ rất có lợi đối với họ.
Với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ, bây giờ thì bạn đã biết uống trà có tác dụng gì rồi chứ?
Giảm cân lành mạnh
Khả năng tiêu mỡ, điều chỉnh vóc dáng của thức uống này cũng được giới chuyên gia đánh giá rất cao. Hiệu quả trên có được là nhờ bộ ba: Polyphenolic, vitamin C và PP. Khi mỡ thừa được đào thải, cơ thể bạn không chỉ thon thả hơn mà sức khỏe cũng có nhiều chuyển biến tốt nhờ loại trừ được tác nhân gây hại.
Một số điều nên tránh khi uống trà
Uống trà đem đến rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và thẩm mĩ. Thế nhưng có một điều bạn cần ghi nhớ, đó là những tác dụng trên chỉ xuất hiện khi bạn sử dụng đồ uống này đúng cách. Vậy đâu là những điều nên tránh khi thưởng thức trà?
- Hãm trà ở nền nhiệt quá cao: Nếu bạn dùng nước sôi hoặc nước quá nóng để hãm trà thì các loại amin thơm, vitamin C và nhiều hoạt chất khác trong đồ uống này sẽ bị phá hủy. Khi đó việc uống trà không chỉ không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy hãy chỉ pha trà với nước có nền nhiệt lý tưởng từ 80 – 85 độ C.
- Pha quá đặc: Trà càng đặc thì hàm lượng tanin càng cao. Thành phẩm không chỉ đắng, chát mà còn gây co thắt niêm mạc đường tiêu hóa, kết tủa chất đạm, hủy hoại vitamin nhóm B, giảm khả năng hấp thụ sắt.
- Uống trà khi đói bụng: Nếu thưởng trà khi bụng còn trống rỗng thì đồ uống này rất dễ gây viêm dạ dày. Lâu dần chúng có thể bào mòn lớp nhầy bảo vệ và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
- Uống trà ngay trước hoặc ngay sau khi dùng bữa: Chất sắt và chất đạm trong thực phẩm vừa dung nạp có thể kết hợp với axit tanna trong trà và gây nên tình trạng kết tủa, khó tiêu, giảm hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Vậy nên trước và sau khi ăn 20 phút, bạn không nên dùng đồ uống này.
- Uống trà để lâu hoặc để qua đêm: Càng để lâu, tanin và caffeine trong trà càng tăng lên, hàm lượng chất chống oxy hóa giảm xuống và tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện vi sinh vật gây hại. Do đó xét trên nhiều phương diện, bạn không nên thưởng trà theo cách này.
- Dùng trà để uống thuốc: Sự kết hợp sai lầm trên không chỉ làm giảm dược tính của thuốc mà còn có thể phát sinh các thành phần độc hại. Đặc biệt nếu uống thuốc chứa sắt, aspirin, paracetamol, axit folic, ibuprofen, ephedrin,… bạn nên tránh dùng đồ uống này trong tối thiểu 2 giờ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Bánh quẩy bao nhiêu calo? Giải đáp chi tiết
Uống trà có tác dụng gì đã được Nhà thuốc Long Châu phân tích cực chi tiết trong bài viết trên. Sau cùng chúc bạn có thể khai thác tận lực những lợi ích tuyệt vời có trong đồ uống này và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo những dòng chia sẻ của chúng tôi! Trân trọng!
Xem thêm: Ăn rau ngót có tác dụng gì đối với cơ thể?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm