U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

Những khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ phát triển ngay chính trong buồng trứng của phụ nữ và đa phần những u này đều lành tính, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số ít trường hợp chị em bị u ác tính, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy kích thước khối u, giai đoạn của chúng để có phác đồ phù hợp.

Bạn đang đọc: U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

U tế bào mầm buồng trứng không xa lạ với chị em phụ nữ, ai cũng có khả năng mắc phải và không thể ngăn ngừa. Do đó, khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để giúp bảo vệ sức khỏe lẫn cơ thể trước những nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn mà không hề hay biết. May mắn là phần lớn u tế bào mầm buồng trứng đều lành tính. Nếu ác tính, tỷ lệ sống sót đối với các khối u tế bào mầm là khoảng 93%.

U tế bào mầm buồng trứng là gì?

Trong hệ thống sinh sản của chị em phụ nữ, buồng trứng là một phần quan trọng, giữ nhiệm vụ sản xuất trứng và nội tiết tố nữ.

U tế bào mầm buồng trứng phát triển từ những tế bào mầm nguyên thủy của các tuyến sinh dục phôi thai. Như đã nói, phần lớn khối u tế bào mầm buồng trứng đều lành tính (không phải ung thư), chỉ tỷ lệ rất nhỏ trường hợp gặp phải khối u ác tính (ung thư). Thông thường, khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ phát triển chủ yếu với những phụ nữ trẻ độ tuổi dưới 20 tuổi, và chỉ xuất hiện ở một buồng trứng. Phụ nữ lớn tuổi cũng có khả năng phát triển u tế bào mầm buồng trứng nhưng hiếm hơn nhiều.

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

U tế bào mầm buồng trứng thường xuất hiện ở buồng trứng phụ nữ dưới 20 tuổi

Trường hợp phụ nữ bị u tế bào mầm buồng trứng ác tính, phương pháp chữa trị có thể là phẫu thuật hoặc hóa trị. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên kích thước khối u cũng như mức độ di căn của chúng đến các bộ phận khác của cơ thể để đưa ra chỉ định chính xác và phù hợp từng trường hợp cụ thể. Điều đáng mừng là khối u tế bào mầm buồng trứng đều có thể điều trị được.

Theo thống kê, tỷ lệ khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính là hiếm. Đây là một dạng của ung thư buồng trứng, chỉ chiếm dưới 5% tổng số ca mắc ung thư buồng trứng. Ngoài ra, ước tính khoảng 20 – 25% tổng trường hợp bị khối u buồng trứng lành tính được xác định là khối u tế bào mầm.

Phân loại u tế bào mầm buồng trứng

Khối u tế bào mầm buồng trứng có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất trong đó bao gồm các loại sau đây:

  • U nghịch mầm: Đây là u tế bào mầm buồng trứng ác tính phổ biến nhất.
  • U quái trưởng thành (u nang bìu/u nang buồng trứng): Thường phát triển ở các cô gái và phụ nữ trẻ, loại u tế bào mầm buồng trứng lành tính này là phổ biến nhất.
  • U quái buồng trứng chưa trưởng thành: Loại u ác tính này có khả năng lây lan từ buồng trứng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể.
  • Các khối u xoang nội bì (khối u túi noãn hoàng): Cũng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ trẻ, các khối u này phát triển đặc biệt nhanh.

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

U tế bào mầm có nhiều loại dễ lây lan và phát triển nhanh

Triệu chứng u tế bào mầm buồng trứng

Trên thực tế, dấu hiệu của u tế bào mầm buồng trứng ác tính thường khó phát hiện cho đến khi ung thư tiến triển. Dưới đây là một số triệu chứng của u tế bào mầm buồng trứng ác tính bạn có thể tham khảo:

Đau hoặc căng vùng chậu

Triệu chứng đầu tiên của khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính đó chính là gây khó chịu vùng chậu, chuột rút và đau vùng buồng trứng.

Tìm hiểu thêm: Những trường hợp nào cần dẫn lưu áp xe? Một số biến chứng có thể gặp phải

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?
Căng thẳng, đau vùng chậu là dấu hiệu đầu tiên của u tế tế bào mầm buồng trứng

Bụng to lên

Bụng phình to, kèm theo có tăng cân ở các vùng khác trên cơ thể phụ nữ trẻ và thiếu nữ cảnh báo nguy cơ khối u tế bào mầm buồng trứng.

Buồn nôn hoặc khó ăn

Khối u tế bào mầm buồng trứng có thể khiến người bệnh gặp cảm giác buồn nôn, cảm giác không muốn ăn, khó ăn, thậm chí chán ăn.

Hệ tiêu hóa rối loạn, táo bón

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng thay đổi thói quen đi tiêu, cụ thể là táo bón.

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo của u tế bào mầm buồng trứng

Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng của các khối u tế bào mầm mặc dù ít phổ biến. Nhiều chị em đôi khi nhầm lẫn chảy máu âm đạo với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, lưu ý là chảy máu âm đạo bất thường do khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ không giống khi hành kinh. Với những phụ nữ lớn tuổi bị khối u tế bào mầm buồng trứng có thể bị chảy máu sau khi đã mãn kinh.

Các giai đoạn của u tế bào mầm buồng trứng

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phân loại bệnh thông qua quy trình gọi là phân giai đoạn. Chuyên gia y tế sẽ thực hiện đo kích thước của khối u, đồng thời tiến hành xem xét vị trí của nó để xác định khối u hiện có lan sang những mô lân cận hay những bộ phận khác của cơ thể hay chưa.

Để có kết quả chính xác, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp CTscan,…

Nhìn chung, nếu là khối u tế bào mầm giai đoạn 1 thì lúc này ung thư chưa lan ra ngoài buồng trứng, ống dẫn trứng, ổ bụng. Nhưng trường hợp đã ở giai đoạn 2 đến 4, điều này đồng nghĩa với việc khối u ung thư đã phát triển hơn và kích thước chúng cũng lớn hơn. Đa số trường hợp vào giai đoạn này khối u đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

U tế bào mầm buồng trứng có thể điều trị được không?

Sau khi đã hiểu u tế bào mầm buồng trứng là gì, triệu chứng cùng các giai đoạn của bệnh lý này ra sao, một câu hỏi mà hầu như người bệnh nào cũng quan tâm đó là: U tế bào mầm buồng trứng có điều trị được không?

Trên thực tế, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên là việc xác định khối u là lành tính hay ác tính, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

U tế bào lành tính

Với u tế bào lành tính, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng phương pháp phẫu thuật. Một số trường hợp khi cắt bỏ khối u, nếu cần thiết bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn (hoặc một phần). Khả năng tái phát của khối u lành tính hiếm khi xảy ra sau khi đã phẫu thuật loại bỏ chúng.

U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

>>>>>Xem thêm: Da mặt nóng bừng và hồng đỏ cảnh báo bệnh lý gì?

Tùy thuộc vào kích thước và tính chất của khối u mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ

Khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính (ung thư)

Trường hợp khối u ác tính, phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra sẽ còn tùy thuộc vào loại khối u và giai đoạn của bệnh. Có bệnh nhân sẽ được đề nghị quan sát sau khi khối u được loại bỏ bằng phẫu thuật qua các buổi thăm khám định kỳ.

Thông thường, với các khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính sẽ xử lý thông qua những cách sau đây:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng nhằm mục tiêu loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng/ống dẫn trứng của bệnh nhân. Trường hợp khối u ác tính đã lan ra ngoài buồng trứng lẫn ống dẫn trứng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng cần phải cắt bỏ toàn bộ tử cung (tử cung và cổ tử cung). Với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hiện nay cho phép thực hiện vết rạch nhỏ hơn, nhờ đó bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị đưa thuốc hóa trị vào một trong các tĩnh mạch của bệnh nhân thông qua truyền dịch. Thuốc này có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng sinh sôi trong cơ thể. Hóa trị phải tiến hành theo phác đồ của bác sĩ đưa ra, thông thường là trong vài tuần hoặc vài tháng.

Tóm lại, không thể ngăn ngừa u tế bào mầm buồng trứng xuất hiện. Tuy nhiên, khám sức khỏe định kỳ giúp gia tăng cơ hội phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, có đánh giá kịp thời để giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm:

  • Thắc mắc: Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
  • Giải đáp thắc mắc: Tế bào ung thư sợ gì nhất?
  • Thắc mắc: Tế bào ung thư thích ăn gì nhất?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *