Giời leo là tên gọi dân gian của bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng là do nhiễm độc trực tiếp với chất tiết côn trùng, đặc biệt là bọ giời. Điều này dẫn đến bỏng rát, châm chích, ngứa, phồng rộp, đỏ và sưng cục bộ ở vùng tiếp xúc với chất gây kích ứng. Bệnh gây triệu chứng cực kỳ khó chịu nên cần có kiến thức khi bị giời leo bôi thuốc gì để giảm triệu chứng tổn thương.
Bạn đang đọc: Khi bị giời leo bôi thuốc gì để điều trị hiệu quả?
Bệnh giời leo thường tự giới hạn, nhưng những triệu chứng của chúng gây khó chịu cho người bệnh. Bị giời leo bôi thuốc gì cho nhanh khỏi được Nhà thuốc Long Châu đề cập trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của bệnh giời leo là gì?
Giời leo là dạng viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến và là tổn thương hàng rào da do độc tế bào trực tiếp. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là tiếp xúc với côn trùng trực tiếp hoặc tiếp xúc với chất kích ứng do côn trùng tiết ra trên bề mặt giường chiếu, chăn, quần áo hay khăn mặt. Vì vậy không phải ai bị viêm da kích ứng cũng khẳng định được trước đó họ đã tiếp xúc với con trùng gì.
Bị giời leo có những biểu hiện gì?
Giời leo xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng da. Bệnh thường được giới hạn ở vùng phơi nhiễm, thường liên quan đến tay hoặc mặt.
Bỏng rát và châm chích là triệu chứng chính của bệnh giời leo và có thể xảy ra mà không kèm các triệu chứng khác. Khi tiếp xúc với chất độc của bọ giời, vùng da bị kích ứng sẽ đỏ lên, sưng nề, nóng rát tăng lên khi chạm vào, trên nền da nổi lên những mụn nước chứa dịch trong. Trường hợp nặng, có thể có những nốt phồng rộp và hoại tử da. Tổn thương da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí trên cơ thể với kích thước khác nhau.
Khi bị giời leo bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?
Khi bị giời leo điều đầu tiên cần làm là rửa sạch vùng da bị ngứa, đau, bằng sữa tắm hoặc xà phòng rồi để khô. Điều này làm giảm bớt sự tồn tại của chất gây kích ứng trên da cũng như làm cho vùng da trở nên sạch sẽ. Giữ vệ sinh và giữ ẩm là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị giời leo vì nó giúp cho bệnh không tiến triển thêm và giữ ẩm da giúp giảm cảm giác đau rát. Cơ sở chính của việc điều trị là tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Nếu khó khăn trong việc loại bỏ hoặc thay thế thì cách hiệu quả nhất tiếp theo để ngăn ngừa bệnh ngoài da là để tránh tiếp xúc ngay từ đầu. Vệ sinh nhà cửa, mền chiếu và vật dụng cá nhân để tránh tiếp xúc ngay từ đầu.
Chất dưỡng ẩm không có mùi thơm, chất kháng khuẩn hoặc urê được ưa chuộng hơn vì những chất này thường gây mẫn cảm. Trong một nghiên cứu, 45,3% bệnh nhân bị dị ứng khi tiếp xúc với hương thơm đã thành công trong việc tìm kiếm một số sản phẩm có mùi thơm mà họ có thể dung nạp được, nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn tiếp tục gặp các vấn đề về da. Các thuốc dạng kem hoặc mỡ được ưa chuộng hơn so với dạng lotion hoặc gel. Corticoid tại chỗ cũng thường được sử dụng cho giời leo, vì việc điều trị thường được bắt đầu sớm, nhưng rất ít nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của corticoid tại chỗ trong điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng và kết quả của các nghiên cứu này còn mâu thuẫn. Tuy nhiên, có thể sử dụng corticoid tại chỗ nếu kem dưỡng ẩm không hiệu quả. Hiệu lực của corticoid tại chỗ được sử dụng để điều trị tùy theo mức độ nghiêm trọng và vị trí của viêm da.
Khi bị giời leo bôi thuốc gì tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, giời leo mức độ nhẹ khi chỉ có ban đỏ, khô da, khi có mụn nước thì đa phần là mức độ nặng. Bên cạnh việc tránh phơi nhiễm, cần giải quyết tình trạng viêm da cho người bệnh. Corticoid tại chỗ là thuốc điều trị chính trong bệnh giời leo. Chọn lực loại corticoid dạng lỏng, kem, mỡ hay gel phụ thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương.
Ví dụ, giời leo ở bàn tay nên dùng thuốc dạng mỡ hơn đồng thời dạng mỡ có tác dụng mạnh hơn các dạng khác. Các corticoid tác dụng yếu gồm hydrocortisone, desonide thường được dùng ở da vùng mặt, thuốc tác dụng trung bình gồm betamethasone valerate và flucatisone propionate thường sử dụng ở thân mình. Cotticoid mạnh như betamethasone dipropionete và clobetasol thường được sử dụng ở da lòng bàn tay. Lựa chọn loại thuốc cũng khác nhau giữa trẻ em và người lớn, tốt hơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tìm hiểu thêm: Chu kỳ giấc ngủ là gì? Cách tính chu kỳ giấc ngủ
Nếu da của bạn bị bôi nhiễm vi khuẩn hoặc không tốt lên khi điều trị bằng corticoid tại chỗ, có thể sử dụng thuốc ức chế calcineurin tại chỗ để cải thiện triệu chứng. Thuốc nhóm này phổ biến là biệt dược tacrolimus. Nếu bạn bị giời leo mức độ nặng thì có thể cân nhắc dùng corticoid đường uống với liệu trình 2 – 3 tuần như prednisolone. Tốt hơn, bạn nên khám bác sĩ để dược tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Tiên lượng bệnh nhân thường tốt khi nguyên nhân cụ thể gây viêm da được xác định và có thể phòng tránh được trong tương lai. Bệnh thường khỏi khi được vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc đúng với chỉ định.
Những biến chứng có thể gặp khi bị giời leo
Khi chăm sóc da đúng, giữ gìn vệ sinh và bôi đúng thuốc, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ người bệnh mắc các biến chứng như bội nhiễm, tăng sắc tố sau viêm, mất sắc tố.
Bội nhiễm là một tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở vùng da bị tổn thương đặc biệt khi tổn thương nứt nẻ, chảy nước làm cho hàng rào bảo vệ da không còn nguyên vẹn và có thể bị xâm nhập dễ dàng bởi các tác nhân từ bên ngoài. Tình trạng này khá thường gặp, diễn ra trong một thời gian ngắn và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống nhằm vào các vi khuẩn gram dương hay gây bệnh ngoài da ngoài việc điều trị chứng viêm da cơ bản.
>>>>>Xem thêm: Tròng kính phản quang là gì? Ưu nhược điểm và đối tượng sử dụng
Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng phổ biến ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha, người La tinh, người châu Á, người Mỹ gốc Ấn Độ và những người gốc Trung. Tăng sắc tố sau viêm là hiện tượng da bị sạm màu đi ở những vùng bị tổn thương viêm trước đó. Hầu hết các trường hợp sẽ cải thiện một cách tự nhiên, nhưng cũng có thể việc điều trị kéo dài hàng tháng đến hàng năm để đạt được sự phục hồi đầy đủ về sắc tố bình thường.
Giảm hoặc tăng sắc tố da sau viêm có thể xảy ra do cả viêm da tiếp xúc kích nhưng tình trạng mất sắc tố da thường xảy ra muộn hơn và ít gặp hơn. Sự mất sắc tố vĩnh viễn giống như bệnh bạch biến đã được báo cáo do nhiều chất kích ứng.
Giời leo là một tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng liên quan tới côn trùng. Bệnh đặc trưng bơi tình trạng đỏ da, mụn nước và nóng rát. Điều trị bệnh quan trọng là giữ vệ sinh, dưỡng ẩm và kháng viêm. Khi bị giời leo bôi thuốc gì cho nhanh khỏi đã được trình bày phía trên, cần lựa chọn các loại thuốc phù hợp với lứa tuổi, vị trí và mức độ nặng của bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm