U sụn lấp đầy khớp háng là bệnh lý khá hiếm gặp của u sụn màng hoạt dịch. Bệnh có triệu chứng không rõ ràng nên việc chẩn đoán và điều trị có phần khó khăn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: U sụn lấp đầy khớp háng có chữa được không?
U sụn lấp đầy khớp háng không phải là ung thư. Đây là một tổn thương màng hoạt dịch lành tính hiếm gặp ở khớp. Ngoài khớp háng, bệnh có thể gặp khớp gối, khớp khuỷu tay,… Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, làm sao để nhận biết và điều trị như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết này.
U sụn lấp đầy khớp háng là gì?
Bao hoạt dịch iliopsoas là một trong những bao hoạt dịch lớn nhất trong cơ thể con người, thường nằm ở vị trí phía trước của khớp háng, phía trong dây chằng chậu đùi, phía sau dây chằng mu đùi và phía sau gân chậu. Nó chứa chất bôi trơn và axit hyaluronic, giúp bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của bề mặt sụn khớp. Vì sụn khớp không có mạch máu nội tại hoặc nguồn cung cấp bạch huyết, nên nó dựa vào các mô lân cận (xương dưới sụn và bao hoạt dịch) để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, duy trì sức khỏe của tế bào sụn và sụn khớp. Nó cũng dựa vào các mô lân cận này để loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa tế bào sụn.
U sụn lấp đầy khớp háng là một dạng của u sụn màng hoạt dịch khá hiếm gặp với xác suất mắc phải 1/100.000 người và tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. U sụn màng hoạt dịch là một bệnh tăng sinh lành tính của màng hoạt dịch. Nó được đặc trưng bởi những thay đổi bất thường về cấu trúc của các tế bào hoạt dịch, do đó tiết ra một chất nền sụn bao gồm collagen loại 2 kết hợp với tế bào viêm, fibrin, nguyên bào sợi,… để tạo thành các nốt sụn và các nốt tách ra khỏi màng hoạt dịch, tạo thành các khối u sụn. U sụn hoạt dịch có thể xảy ra xung quanh bất kỳ khớp nào, nhưng thường thấy ở đầu gối, vai và khuỷu tay, trong khi các u sụn ở khớp háng ít gặp hơn.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh u sụn hoạt dịch chưa được biết rõ nhưng có thể liên quan đến các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, chấn thương và khối u.
Dấu hiệu nhận biết u sụn lấp đầy khớp háng
U sụn lấp đầy khớp háng là tổn thương tương đối hiếm so với các khớp khác. Bệnh thường chỉ giới hạn ở tổn thương trong khớp, hiếm khi xảy ra tổn thương ngoài khớp. Bệnh nhân thường không có triệu chứng, chỉ khi các u sụn quá nhiều và/hoặc chèn ép mạch máu hoặc dây thần kinh, các cấu trúc xung quanh khớp háng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng bao gồm đau khớp, sưng khớp, hạn chế vận động khớp, có thể xảy ra tràn dịch ở khớp và chèn ép các cấu trúc lân cận như ruột, đường tiết niệu, bàng quang, mạch máu ngoại vi, mạch máu đùi (có phù chân tay) và dây thần kinh xương đùi,… Đôi khi bệnh nhân có thể sờ thấy các khối u sụn bằng tay. Diễn biến của bệnh thường kéo dài, phát triển chậm và có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
U sụn lấp đầy khớp háng đôi khi phát triển thành ung thư. Nên nghi ngờ sự biến đổi ác tính nếu bệnh nhân có tiền sử lâm sàng lâu dài hoặc nếu khối phát triển nhanh chóng hoặc tái phát sau khi cắt bỏ và có bằng chứng về tình trạng xấu đi trên X quang.
Tìm hiểu thêm: Hết nổi mề đay hiệu quả với dung dịch xịt ngoài da Skin Herbal
Chẩn đoán cận lâm sàng
Việc chẩn đoán bệnh u sụn màng hoạt dịch khớp háng có thể khó khăn do tính chất không đặc hiệu của các triệu chứng.
Chụp X quang
Chụp X quang khung chậu đơn giản rất hữu ích trong việc phát hiện các rối loạn tiềm ẩn ở khớp háng, nhưng nếu u sụn chưa bị vôi hóa thì khó có thể chẩn đoán phân biệt với viêm bao hoạt dịch. Do đó, thực hiện chụp CT hoặc MRI khi các triệu chứng không thể giải thích dễ dàng bằng các dấu hiệu X quang.
Chụp CT
Chụp CT có thể cho thấy các khối u sụn bị vôi hóa hoặc không bị vôi hóa và mật độ của chúng thường thấp hơn so với mô cơ. Chụp X-quang các các u sụn bị vôi hóa cao có thể cho thấy kích thước tương đối đồng nhất, được bao quanh bởi các vòng mật độ cao không đều và các vùng mật độ thấp hơn bên trong.
MRI
MRI có độ phân giải mô mềm cao, có thể phát hiện các khối u sụn có hoặc không có vôi hóa, đồng thời có thể chẩn đoán sớm bệnh u sụn màng hoạt dịch và viêm bao hoạt dịch.
U sụn lấp đầy khớp háng có điều trị được không?
Sự phát triển của u sụn khớp háng gây ra nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào số lượng, kích thước của u sụn, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh lý tiềm ẩn và sự hiện diện hay không có sự chèn ép cục bộ.
Đối với các u sụn nhỏ hơn, số lượng ít, không có triệu chứng, không ảnh hưởng chức năng vận động có thể điều trị duy trì hoặc không điều trị. Hoặc có thể thực hiện chọc hút, dùng thuốc chống đông máu, nghỉ ngơi tại giường. Tiêm thuốc chống viêm không steroid, gây tê cục bộ hoặc corticosteroid sau chọc hút bằng kim đã được báo cáo là một lựa chọn điều trị.
Đối với u sụn lấp đầy khớp háng, số lượng nhiều và có triệu chứng thì phẫu thuật cắt bỏ u sụn, kết hợp với cắt màng hoạt dịch là một lựa chọn thường được chấp nhận. Trong điều trị bệnh u sụn khớp háng, việc cắt bỏ các u sụn là điều cần thiết để giảm đau, ngăn ngừa tái phát và trì hoãn sự tiến triển hoặc viêm khớp thứ phát. Phẫu thuật mở hoặc nội soi được xem xét để cắt bỏ các u sụn.
- Phẫu thuật mở cho phép tiếp cận hoàn toàn khớp để loại bỏ các u sụn và cắt bỏ toàn bộ màng hoạt dịch. Tuy nhiên, phẫu thuật mở có nguy cơ xảy ra các biến chứng như hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, gãy cổ xương đùi do thủ thuật và thời gian phục hồi chức năng kéo dài.
- Phẫu thuật nội soi đã được áp dụng để điều trị các bệnh lý nội khớp bao gồm bệnh u sụn khớp háng. So với phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn, giảm thời gian nằm viện, ít đau sau mổ, ít biến chứng phẫu thuật và hồi phục nhanh hơn. Nhưng việc cắt bỏ không hoàn toàn hoặc tái phát là mối lo ngại của phẫu thuật nội soi vì phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ màng hoạt dịch rất khó về mặt kỹ thuật.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên khám sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu là đúng?
Tóm lại, về mặt lâm sàng, u sụn lấp đầy khớp háng có biểu hiện chủ yếu là đau, sưng khớp háng hoặc sờ thấy các khối u rõ ràng. Bệnh khởi phát, phát triển âm thầm và ngày càng nặng hơn. Nếu không được điều trị, tổn thương cơ học của sụn khớp sẽ dẫn đến thoái hóa khớp háng. Do đó, bệnh nhân mắc chứng u sụn khớp háng có triệu chứng nên can thiệp phẫu thuật và chọc hút bằng kim như một phương pháp điều trị lựa chọn ở những bệnh nhân không có triệu chứng mà không bị chèn ép mạch máu hoặc dây thần kinh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm