U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bạn đang đọc: U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

U nhầy nhĩ trái là một trong những nguyên nhân gây đột tử, bởi khối u phát triển và lấp kín lỗ van 2 lá khiến cho dòng máu không thể di chuyển xuống tâm thất trái để tiếp tục hành trình nuôi dưỡng cơ thể. Người mắc bệnh u nhầy nhĩ trái còn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu não.

U nhầy nhĩ trái còn gọi là u nhầy nhĩ, là một bệnh lý hiểm có thể khiến người bệnh bị đột tử, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị u nhầy nhĩ trái như thế nào? Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh lý này để giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

Tổng quan về bệnh u nhầy nhĩ trái

U nhầy nhĩ trái là một loại khối u lành tính được hình thành và phát triển ở màng trong tim. Đây là loại khối u tiên phát trong tim, nghĩa là nó tự hình thành ở trong tim ngay từ đầu chứ không phải là dạng tế bào ung thư di căn từ vị trí khác đến theo đường máu hoặc có sự xâm lấn từ các cơ quan khác gần tim. Do đó, u nhầy nhĩ trái là loại u hiếm gặp và là dạng dễ gặp hơn so với các loại khối u tiên phát khác ở tim.

Hầu hết các khối u nhầy nhĩ (90%) xuất hiện ở tâm nhĩ trái hoặc ở trên vách liên nhĩ, hiếm khi phát hiện ra u nhầy ở nhĩ phải.

Bệnh u nhầy nhĩ trái làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp, đột tử hoặc đột quỵ não ở người mắc phải. Nữ giới có nguy cơ mắc u nhầy nhĩ trái cao hơn so với nam giới.

U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 1

U nhầy nhĩ trái làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp ở người bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh u nhầy nhĩ trái

Theo thống kế, có đến 90% bệnh nhân mắc bệnh u nhầy nhĩ trái không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì. Trong khi đó, 10% còn lại được xác định là do yếu tố di truyền và thường được chẩn đoán ở độ tuổi 25.

Ngoài ra, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh u nhầy nhĩ trái, bao gồm:

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh u nhầy nhĩ trái cao gấp 2 lần so với nam giới.
  • Tuổi tác: Bệnh thường phát triển ở nhóm tuổi ngoài 56 và đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá hiện nay.

U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 2

Có khoảng 10% bệnh nhân u nhầy nhĩ trái được xác định là do di truyền

Triệu chứng và biến chứng của bệnh học u nhầy nhĩ trái

U nhầy nhĩ trái là một dạng u lành tính nhưng mức độ nguy hiểm không hề thua kém các loại khối u ác tính khác vì khối u hình thành và phát triển trong tim. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, u nhầy nhĩ trái có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:

Triệu chứng của u nhầy nhĩ trái

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khối u nhầy nhĩ trái thường phát triển ở nhóm đối tượng trên 56 tuổi. Triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác xảy ra ở tim mạch. Bệnh u nhầy nhĩ trái cũng có thể được hiểu rằng, đây là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý tim mạch, điển hình là tình trạng suy tim do tắc nghẽn van tim, hẹp hoặc hở van hai lá, bệnh thấp tim, đột quỵ do thuyên tắc mạch máu, thiếu máu não…

Triệu chứng cảnh báo bệnh u nhầy nhĩ trái điển hình với các dấu hiệu của tình trạng thuyên tắc mạch phổi và tắc mạch chi, cụ thể là:

  • Chóng mặt, đầu lâng lâng;
  • Khó thở khi gắng sức hoặc vận động quá nhiều;
  • Đau thắt ngực và đánh trống ngực;
  • Phù phổi cấp, ho ra máu;
  • Sụt cân;
  • Đau nhức mỏi cơ, sức yếu;
  • Sốt;
  • Ngất xỉu;
  • Phù chân và đau khớp;
  • Nổi ban;
  • Thành phần máu bất thường: Tăng bạch cầu, tăng hoặc giảm tiểu cầu, đa hồng cầu, tăng tốc độ lắng máu.

Tìm hiểu thêm: Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?

U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 3
Bệnh nhân u nhầy nhĩ trái có thể bị đau thắt ngực

Biến chứng do bệnh u nhầy nhĩ máu gây ra

Mức độ nguy hiểm của khối u nhầy nhĩ trái rất cao. Do đó, nếu bệnh không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời, khối u sẽ phát triển nhanh và gây ra các biến chứng như:

  • Vỡ khối u: Khi khối u bị vỡ sẽ giải phóng ra cục huyết khối tiến vào tuần hoàn máu và di chuyển đến các cơ quan khác. Nếu khối máu đông di chuyển tới não bộ sẽ gây tắc nghẽn mạch máu não, nguy cơ bị đột quỵ não là rất cao. Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi sẽ gây ra triệu chứng khó thở, thậm chí là không thở được, ho ra máu và da xanh tím. Ngoài ra, cục huyết khối có thể gây tắc mạch tạng, tắc mạch chi…
  • Khối u chèn ép vào lỗ van hai lá: Tình trạng này gây cản trở dòng chảy lưu thông của máu, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột tử.

Chính vì thế, nếu cơ thể bạn đang xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng được nêu ở trên khi vận động hoặc cả những lúc nghỉ ngơi thì cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

U nhầy nhĩ trái là một bệnh lý nguy hiểm, do đó, việc phát hiện sớm tình trạng sức khoẻ này sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời và phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng.

Chẩn đoán u nhầy nhĩ trái

Siêu âm là một kỹ thuật quan trọng và cần thiết để chẩn đoán u nhầy nhĩ trái. Máy siêu âm tim sẽ phát ra sóng siêu âm để ghi lại hình ảnh của trái tim và cách thức dòng máu di chuyển qua tim. Nhờ đó, kỹ thuật siêu âm tim sẽ giúp xác định chính xác kích thước, vị trí và chỗ bám của khối u. Qua đây, bác sĩ sẽ nắm được các thông tin quan trọng và cần thiết trước khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ u nhầy nhĩ trái.

Bên cạnh phương pháp siêu âm tim, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán khác như chụp X-quang lồng ngực, chụp CT cắt lớp và xét nghiệm máu.

U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Có bầu tiêm viêm gan B được không? Cần lưu ý những gì?

Siêu âm tim là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán u nhầy nhĩ trái

Điều trị u nhầy nhĩ trái

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh u nhầy nhĩ trái. Sau khi đã đưa ra chẩn đoán xác định trong tim của người bệnh có tồn tại khối u nhầy ở nhĩ trái, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u trong thời gian sớm nhất có thể. Bởi nếu khối u không được cắt bỏ, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng tắc nghẽn máu ở tim và có thể đột tử bất cứ lúc nào.

Bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ u nhầy nhĩ trái đơn độc có tiên lượng tốt. Tỷ lệ tái phát bệnh khoảng từ 1 – 5%. Trong trường hợp xuất hiện u nhầy nhĩ trái do di truyền thì sẽ có nguy cơ tái phát khối u cao hơn, từ khoảng 20 – 25%. Đặc biệt, đối với những khối u nằm tại vị trí hiểm hóc và hiếm gặp thì tỷ lệ tái phát cũng cao hơn.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân còn phải đối mặt với những rủi ro, biến chứng khác, chẳng hạn:

  • Biến chứng về thần kinh khoảng 3%;
  • Biến chứng về rung nhĩ khoảng từ 23 – 33%;
  • Tỷ lệ tử vong khoảng 0,5 – 2,2%;
  • Các rủi ro khác cần lưu ý như đau vết mổ, nhiễm trùng hoặc loạn nhịp tim.

Nhìn chung, tỷ lệ loại bỏ khối u nhầy nhĩ trái thành công sau phẫu thuật lên tới 95%. Tuy nhiên, có khoảng 10% xuất hiện u nhầy nhĩ trái do di truyền có thể tái phát trong 6 năm đầu sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Vì thế, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u và xuất viên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ lịch tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ, siêu âm tim định kỳ hàng năm để phát hiện sớm nguy cơ tái phát khối u.

Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh học u nhầy nhĩ trái. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và là nguyên nhân dẫn đến đột tử. Do vậy, nếu bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *