Những điều cần biết về việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm

Những điều cần biết về việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Polio. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể để lại di chứng không hồi phục, thậm chí là gây tử vong. Cách phòng bệnh bại liệt hiệu quả là tạo hệ miễn dịch chủ động thông qua việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống hoặc tiêm. Vậy vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm?

Vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm đều có chung một tác dụng đó là bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Vậy nên lựa chọn vắc xin ở dạng uống hay dạng tiêm? Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu so sánh 2 loại vắc xin dạng uống và tiêm bạn nhé.

Sự giống và khác nhau của 2 loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm

Bại liệt là bệnh có thể lây truyền từ người mang mầm bệnh sang người lành. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus bại liệt sẽ gây ra các tổn thương tại hệ thống thần kinh trung ương. Về lâu dài, những vị trí tổn thương này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Người mắc bệnh bại liệt có thể phải đối mặt với những di chứng về vận động như liệt chi, liệt mềm… không hồi phục và người bệnh sẽ bị tàn tận suốt đời.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này, việc chủ động tiêm phòng vắc xin bại liệt là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, vắc xin bại liệt có 2 dạng là dạng uống và dạng tiêm. Vậy sự giống và khác nhau của hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm là gì?

Giống nhau

Các loại vắc xin bại liệt dù ở dạng bào chế nào đi chăng nữa thì đều được nghiên cứu và sản xuất ra để giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus bại liệt.

Theo đó, vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm đều có chung một tác dụng đó là bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Khi được đưa vào cơ thể, loại vắc xin này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus gây bệnh bại liệt. Thông thường, quy trình đáp ứng miễn dịch sẽ mất khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 1

Vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm có chung một tác dụng là phòng ngừa bệnh bại liệt

Khác nhau

Mặc dù cùng chung một mục tiêu là phòng ngừa căn bệnh bại liệt, song hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm này vẫn có những sự khác biệt rõ rệt, cụ thể:

Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng uống:

Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng uống (OPV) là vắc xin sống giảm độc lực. Một liều vắc xin bại liệt hoàn chỉnh được tạo nên từ các con virus bại liệt bị suy yếu kết hợp cùng các hỗn dịch.

Hiện nay, vắc xin bại liệt dạng uống được sử dụng trong các chương trình Tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Trẻ có thể bắt đầu uống loại vắc xin này khi được đủ 2 tháng tuổi trở lên.

Trên thực tế, vắc xin bại liệt dạng uống được chia làm 2 loại đó là vắc xin tOPV và vắc xin bOPV. Trong đó, vắc xin tOPV chứa 3 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt còn vắc xin bOPV chỉ chứa 2 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt là tuýp 1 và tuýp 3.

Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng tiêm:

Khác với dạng uống, vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV) là vắc xin dạng bất hoạt, được bào chế từ những con virus đã chết. Do vậy, vắc xin bại liệt dạng tiêm hoàn toàn có thể được áp dụng tiêm kết hợp cùng một số loại vắc xin khác.

Vắc xin bại liệt dạng tiêm có chứa 3 loại kháng nguyên bại liệt đó là tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3.

Ngoài ra, hiện nay còn có 1 loại vắc xin bại liệt dạng tiêm được áp dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng dịch vụ đó là vắc xin bại liệt kết hợp hay vắc xin 6in1. Loại vắc xin này được bào chế với tác dụng phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib và viêm gan B.

Nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm?

Về bản chất, cả hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm đều đem lại tác dụng hiệu quả phòng bệnh bại liệt. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà các bậc cha mẹ có thể cân nhắc, lựa chọn cho bé sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống hoặc dạng tiêm sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bố mẹ cho trẻ tiêm chủng loại vắc xin phối hợp bởi loại vắc xin này không chỉ mang lại hiệu quả phòng bệnh bại liệt mà còn giúp trẻ có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Thêm vào đó, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin trong việc phòng bệnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm hoặc uống đúng và đủ liều vắc xin theo đúng lịch mà bác sĩ chuyên khoa đã tư vấn trước đó.

Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 2

Bác sĩ giải thích cho cha mẹ về việc nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay tiêm

Lịch tiêm phòng bại liệt

Trên thực tế, các loại vắc xin phòng bại liệt dạng uống hay dạng tiêm chỉ khác nhau ở thành phần kháng nguyên. Do đó, để đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa bại liệt, cha mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm chủng theo đúng phác đồ dưới đây:

Đối với vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Trẻ cần tiêm hoặc uống đủ 4 lần.
  • Liều uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt 1, 2 và 3 sẽ tương ứng với thời điểm trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi.
  • Liều uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt thứ 4 sẽ được thực hiện khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.

Đối với vắc xin bại liệt dạng phối kết hợp thuốc tiêm chủng dịch vụ (vắc xin 6in1):

  • Trẻ cần được tiêm tổng là 4 mũi.
  • Mũi tiêm 1, 2 và 3 sẽ được tiêm lần lượt tương đương với khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm số 4 hay mũi tiêm nhắc lại cần được tiêm khi trẻ đủ 16 tháng tuổi trở lên.

Tìm hiểu thêm: Bệnh u tụy nội tiết (Insulinoma) là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 3
Cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng bại liệt theo đúng lịch

Khi chuyển đổi vắc xin bại liệt từ dạng uống sang dạng tiêm cần lưu ý những gì?

Như đã trình bày phía trên, vắc xin bại liệt dạng uống chỉ có tác dụng phòng ngừa 2 tuýp bại liệt đó là tuýp 1 và tuýp 3. Tuy chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ virus có khả năng biến đổi và lây bệnh trong cộng đồng được ghi nhận song vẫn tồn tại những trường hợp nhiễm virus bại liệt tuýp 2.

Chính vì thế, trẻ thường sẽ được sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống trước sau đó mới chuyển sang vắc xin bại liệt dạng tiêm. Vậy khi chuyển đổi vắc xin bại liệt dạng uống sang dạng tiêm cần lưu ý những gì?

  • Vắc xin bại liệt dạng tiêm chống chỉ định đối với trẻ có tiền sử dị ứng với các thành phần trong vắc xin hoặc đã từng xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin. Chính vì thế, trước khi tiêm phòng vắc xin bại liệt, trẻ cần được khám sàng lọc một cách kỹ càng và cẩn thận.
  • Sau khi tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng cũng như tác dụng phụ của vắc xin như sốt, đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm, quấy khóc… Do đó, sau khi trẻ được tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khoẻ của trẻ một cách sát sao để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể đưa trẻ đi khám và xử lý sớm.

Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 4

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm Double Test hết bao nhiêu tiền và quy trình ra sao?

Trẻ có thể bị sốt sau tiêm vắc xin phòng bại liệt

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Mong rằng, bài viết sức khỏe hôm nay sẽ giúp cho cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc bé tốt hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tiêm chủngTiêm vắc xin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *