Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Túi thai 11mm chưa có phôi là một trong những chẩn đoán khiến nhiều mẹ bầu lo sợ nhất. Có rất nhiều nguyên nhân khiến túi thai phát triển nhưng lại chưa có phôi thai. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin sau.

Bạn đang đọc: Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Túi thai 11mm chưa có phôi tương đương với thai khoảng 5 tuần tuổi, thời điểm mà thông thường, phôi sẽ xuất hiện và bắt đầu quá trình phát triển. Nếu được bác sĩ chẩn đoán tình trạng này, mẹ bầu nên bình tĩnh, giữ tinh thần ổn định và tìm hiểu thật kĩ.

Chia sẻ: Túi thai 11mm chưa có phôi có bị gì không?

Túi thai là bộ phận bao bọc thai nhi bên trong, tạo môi trường ổn định, thuận lợi nhất để phôi thai phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh và đồng thời bảo vệ thai đến ngày em bé chào đời. Vậy túi thai 11mm chưa có phôi có làm sao không?

Theo chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, trên siêu âm đường bụng thường phải đến khoảng tuần thai thứ 6 – 7 mới có thể quan sát được phôi thai và những hoạt động của thai nhi. Túi thai 11mm tương đương với tuần thai thứ 5 và ở thời điểm này, khi được chẩn đoán túi thai 11mm chưa có phôi, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu quay lại siêu âm thêm 1 – 2 tuần nữa để xác định đúng hơn trạng thái của thai nhi.

Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Túi thai 11mm chưa có phôi là hiện tượng thường gặp, mẹ bầu nên đi khám đều đặn 1 – 2 tuần sau đó

Vậy túi thai 11mm chưa có phôi thai có sao không? Túi thai 11mm chưa thấy xuất hiện phôi, mẹ bầu có thể cần phải xét nghiệm beta-hCG để hỗ trợ quá trình đánh giá cụ thể hơn tình trạng thai nhi, phôi thai xuất hiện hay chưa, nguyên nhân khiến phôi chưa xuất hiện.

Nhìn chung, túi thai 11mm chưa có phôi không thể kết luận bất cứ điều gì vì phôi có thể xuất hiện chậm 1 – 2 tuần hoặc do nhiều nguyên nhân khác nên mẹ bầu cần giữ tâm trạng bình tĩnh, ổn định, chú ý ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn và thăm khám theo lịch của bác sĩ.

Nguyên nhân khiến túi thai chưa có phôi thai

Tình trạng túi thai chưa có phôi hay cụ thể hơn là túi thai 11mm chưa có phôi do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là những yếu tố gây ra hiện tượng này, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Tính sai tuổi thai

Một nguyên nhân rất phổ biến khiến bác sĩ chẩn đoán thai 5 tuần tuổi có túi thai 11mm chưa có phôi là do đã tính sai tuổi thai nhi trước đó. Thời gian để trứng và tinh trùng thụ tinh, sau đó di chuyển đến thành tử cung để làm tổ thường dao động khoảng 7 – 10 ngày hoặc kéo dài hơn, lên đến 12 – 14 ngày.

Bên cạnh đó, việc xác định thời điểm trứng được thụ tinh thành công là rất khó so với công nghệ hiện nay, dẫn đến sai lệch trong quá trình tính tuổi thai. Vì vậy, tuổi thai được tính từ ngày có kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ.

Nếu mẹ bầu siêu âm thấy túi thai 11mm chưa có phôi thì cũng không nên quá lo lắng, có thể bạn đã siêu âm hơi sớm so với tuổi thai thực tế. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thêm hoặc siêu âm lại trong 1 – 2 tuần sau đó để biết rõ hơn sự phát triển của thai nhi.

Mang thai ngoài tử cung

Một nguyên nhân nữa khiến túi thai 11mm chưa có phôi, đó là do bà bầu mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm cho người phụ nữ, xuất hiện khi trứng và tinh trùng thụ tinh xong không di chuyển đến niêm mạc tử cung để làm tổ mà lại làm tổ bên ngoài, cản trở bác sĩ không thấy được phôi thai khi tiến hành siêu âm.

Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

Túi thai phát triển nhưng không có phôi có thể liên quan đến mang thai ngoài tử cung

Biểu hiện phổ biến giúp bạn nhận biết sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung là các cơn đau bụng dưới dữ dội, cảm giác đau nhức kéo dài ngày một nặng hơn, có chảy dịch màu đen hoặc nâu bất thường,… Khi gặp những biểu hiện này kèm theo siêu âm túi thai 11mm chưa có phôi, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ để làm kiểm tra và tiến hành điều trị khi cần, tránh ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con sau này.

Sảy thai

Sảy thai cũng là một tác nhân khiến mẹ bầu được chẩn đoán túi thai 11mm chưa có phôi. Nếu mẹ bầu siêu âm không thấy có phôi thai kèm theo dấu hiệu xuất huyết bất thường, đau bụng nhiều,… thì nguy cơ rất cao bạn đã bị sảy thai rồi đấy. Ngay lúc này bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác hơn tình trạng hiện tại của bạn.

Trứng trống

Túi thai 11mm chưa có phôi cũng có thể là do sau khi trứng thụ tinh xong di chuyển đến tử cung để làm tổ nhưng vì một tác nhân nào đó mà trứng ngừng phát triển và không tạo thành phôi thai như quá trình phát triển bình thường của trứng sau thụ tinh. Với những trường hợp này mẹ bầu vẫn có các dấu hiệu mang thai như ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi,… và dùng que thử thai vẫn cho kết quả 2 vạch. Tình trạng này thường gặp nhất ở túi thai phát triển đến tuần thứ 8 – 13 của thai kì.

Tìm hiểu thêm: U não có chữa được không? Các phương pháp điều trị u não

Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?
Hình ảnh siêu âm trứng trống (trứng rỗng)

Túi thai 11mm chưa có phôi nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Như đã nói ở trên, túi thai 11mm chưa có phôi vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ khẳng định nào đó về vấn đề ở thai nhi. Lúc này, thay vì lo lắng, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, có lợi cho sự phát triển của thai nhi bằng cách thêm vào chế độ ăn những chất sau:

  • Canxi: Canxi quan trọng với việc hình thành, phát triển hệ xương ở thai nhi, bà bầu cần đảm bảo bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày từ đa dạng thực phẩm như tôm, cá, cua, mực, trứng, sữa tươi,…
  • Omega-3: Một nhóm chất nữa mà mẹ bầu rất cần, có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển não bộ của trẻ, đó là omega-3, có rất nhiều trong dầu oliu, cá hồi, mỡ cá, dầu ăn từ thực vật,…
  • Sắt: Sắt hỗ trợ ngừa tình trạng mẹ bầu thiếu máu, giảm mệt mỏi hiệu quả. Bà bầu nên ăn thêm thực phẩm giàu sắt gồm thịt đỏ, các loại đậu, trứng gà, củ dền,…
  • Axit folic: Có tác dụng phòng ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở trẻ. Những thực phẩm bổ sung dồi dào axit folic mẹ bầu nên ăn là gan động vật, các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại đậu,…
  • Kẽm: Nhóm chất khoáng quan trọng trong việc đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của thai nhi mà bà bầu không nên bỏ qua, đó là kẽm. Kẽm có rất nhiều trong sữa tươi, hải sản, thịt gia cầm,…

Túi thai 11mm chưa có phôi có sao không? Vì sao siêu âm thấy túi thai nhưng chưa có phôi?

>>>>>Xem thêm: Protein máu tăng trong những trường hợp nào?

Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ và trái cây

Hy vọng với những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng túi thai 11mm chưa có phôi. Khi đi khám thai và được bác sĩ trao đổi túi thai chưa có phôi, bạn nên bình tĩnh và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về tình trạng này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *