Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trong chấn thương sọ não, tụ máu dưới màng cứng chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời. Vậy tụ máu ngoài màng cứng là gì?

Bạn đang đọc: Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tụ máu ngoài màng cứng là gì? Nguyên nhân gây tụ máu ngoài màng cứng ra sao? Hướng chẩn đoán và điều trị tụ máu ngoài màng cứng như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Tổng quan về tình trạng tụ máu ngoài màng cứng

Tụ máu dưới màng cứng có tên y học là Extradural Hematoma, xảy ra khi có khối máu tụ xuất hiện trong khoang giữa của hộp sọ và màng cứng – màng bảo vệ bên ngoài của não.

Theo thống kê, trong tổng số ca mắc chấn thương sọ não thì tụ máu ngoài màng cứng chiếm tỷ lệ lớn. Tụ máu ngoài màng cứng có thể là tụ máu đơn thuần hoặc có liên quan đến máu tụ dưới màng cứng cùng một vị trí với ngoài màng cứng, đôi khi xuất hiện ở vị trí khác.

Máu tụ trong não đôi khi còn xuất hiện kèm với máu tụ ngoài màng cứng cùng một bên bán cầu não hoặc ở bán cầu bên đối diện. So với tụ máu ngoài màng cứng ở dưới lều tiểu não thì tụ máu ngoài màng cứng trên lều chiếm tỷ lệ cao hơn. Đôi khi, tụ máu ngoài màng cứng xảy ra ở cả trên và dưới lều tiểu não.

Nguyên nhân gây tụ máu ngoài màng cứng

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu ngoài màng cứng cấp tính chủ yếu là do chấn thương vùng đầu nghiêm trọng. Các chấn thương đầu nhỏ và ít nghiêm trọng rất hiếm khi gây ra tình trạng tụ máu.

Khi gặp chấn thương, xương sọ vỡ và các mạch máu cũng theo đó bị rách và khiến máu bị rò rỉ gây tụ máu trong khoang ngoài màng cứng. Áp lực nội sọ sẽ tăng cao nếu máu tụ nhiều. Lúc này, người bệnh có thể bị tổn thương não, thậm chí là là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tụ máu ngoài màng cứng thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi dưới 20. Ở người lớn, tình trạng tụ máu ngoài màng cứng ít phổ biến hơn bởi trong độ tuổi này, màng cứng dính chặt vào hộp sọ và máu khó tụ ngoài khoang.

Ngoài ra, những đối tượng thường xuyên sử dụng bia rượu cũng có nguy cơ cao bị tụ máu ngoài màng cứng bởi những người này khi say rất dễ bị té ngã. So với nữ giới, tụ máu ngoài màng cứng xảy ra phổ biến hơn ở nam giới.

Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chấn thương vùng đầu là nguyên nhân phổ biến gây tụ máu ngoài màng cứng

Triệu chứng của tụ máu ngoài màng cứng

Triệu chứng của tụ máu ngoài màng cứng đa phần được thể hiện ở việc người bệnh gặp vấn đề hoặc mất dần ý thức. Tuy nhiên, theo thống kê thì triệu chứng này không phổ biến bởi đa phần sau chấn thương, khi người bệnh tỉnh lại sẽ cảm thấy khá bình thường. Sau đó, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi.

Đây chính là lúc mà máu tụ đã hình thành và người bệnh sẽ cảm nhận được rõ hơn các triệu chứng của tụ máu ngoài màng cứng như đau đầu dữ dội, buồn ngủ, buồn nôn, thậm chí là nôn, bối rối và kèm theo đó là một bên tay/chân ở một bên cơ thể trở nên yếu hơn, khó nói chuyện (không thể nói chuyện bình thường)… Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị co giật.

Tuy nhiên, không phải ai có chấn thương vùng đầu cũng có các triệu chứng này. Song nếu có sang chấn ở vùng đầu kèm theo các triệu chứng nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời (nếu cần).

Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đau đầu dữ dội sau chấn thương có thể là dấu hiệu cảnh báo tụ máu ngoài màng cứng

Tụ máu ngoài màng cứng có tiên lượng như thế nào?

Tụ máu ngoài màng cứng là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Nếu được điều trị kịp thời và hiệu quả thì tiên lượng của người bệnh nhìn chung sẽ tốt.

Những trường hợp trước phẫu thuật không bị mất ý thức thì phẫu thuật thường đạt được hiệu quả cao. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng sống sót của người bệnh cao hơn. Ngược lại, tiên lượng của người bệnh thường không tốt nếu họ bất tỉnh trước ca mổ.

Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng ngay cả khi máu tụ ngoài màng cứng được xử lý thì não vẫn có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn. Những tổn thương này có thể dẫn đến các vấn đề như yếu hoặc liệt một bên cơ thể, gặp khó khăn khi nói, co giật… Tuy nhiên, theo thời gian cùng với việc người bệnh kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị như ngôn ngữ trị liệu hay vật lý trị liệu, các vấn đề này sẽ dần được cải thiện. Trong một số trường hợp, thuốc uống sẽ cần thiết để có thể kiểm soát được cơn động kinh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân lọc máu dễ bị nhiễm khuẩn huyết vì sao? Thông tin về nhiễm trùng máu

Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tiên lượng của người bệnh tụ máu ngoài màng não ra sao

Chẩn đoán và điều trị tụ máu ngoài màng cứng

Như đã trình bày phía trên, người bệnh tụ máu ngoài màng cứng sẽ có tiên lượng tốt nếu được chữa trị kịp thời. Vậy tụ máu ngoài màng cứng được chẩn đoán và điều trị ra sao?

Chẩn đoán

Tụ máu ngoài màng cứng là một tình trạng cấp tính và người bị chấn thương cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tụ máu cũng như các triệu chứng chấn thương khác.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ý thức của người bệnh, chân và cánh tay của người bệnh có bị yếu và run không, kiểm tra phản xạ đồng tử để đánh giá mức độ tăng áp lực nội sọ. Cùng với đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số thăm dò cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán. Một số thăm dò cận lâm sàng được chỉ định trong chẩn đoán tụ máu ngoài màng cứng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xác định nguyên nhân chính xác gây tụ máu ngoài màng cứng.
  • Chụp CT scan đầu;
  • Chụp X quang để xác định chấn thương ở những vùng khác nếu có.

Điều trị

Nếu tụ máu ngoài màng cứng nhỏ và không kèm theo các triệu chứng quá cụ thể thì bác sĩ sẽ không can thiệp quá nhiều phương pháp điều trị mà chỉ đơn thuần theo dõi tình trạng của người bệnh bởi khối máu tụ có thể tự tái hấp thu.

Việc tiên quyết khi điều trị tụ máu ngoài màng cứng là ổn định tình trạng của người bệnh. Ví dụ như: Can thiệp những cách điều trị tức thời lúc đó nếu người bệnh bị khó thở hoặc tăng huyết áp. Nếu người bệnh có khối máu tụ quá lớn gây tăng áp lực nội sọ thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Tụ máu ngoài màng cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Phình đại tràng: Phương pháp điều trị hiệu quả

Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị tụ máu ngoài màng cứng

Phòng ngừa tụ máu ngoài màng cứng

Chấn thương đầu là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tụ máu ngoài màng cứng, chính vì thế, để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần chủ động bảo vệ chính mình khỏi các chấn thương vùng đầu. Một số biện pháp hạn chế các chấn thương vùng đầu có thể kể đến như:

  • Khi lái xe hoặc chơi thể thao, hãy đội mũ bảo hiểm và sử dụng đồ bảo hộ.
  • Khi ngồi trên xe ô tô luôn thắt dây an toàn.
  • Hạn chế tối đa việc uống bia rượu thường xuyên gây say xỉn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng tụ máu ngoài màng cứng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Ông bà ta có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế hãy chủ động bảo vệ bản thân từ những việc nhỏ nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *