Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Kỹ năng sinh tồn là bí quyết giúp bạn sống sót trong những tình huống khó khăn và nguy hiểm. Vậy bạn đã nắm được bao nhiêu kỹ năng sinh tồn trong bài viết dưới đây?

Bạn đang đọc: Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, bạn có thể sẽ bị mắc kẹt ở trên biển, sa mạc hoặc gặp phải rắn độc, chó dại. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, bạn có thể đẩy bản thân vào tình huống nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy trang bị ngay trọn bộ các kỹ năng sinh tồn cực quan trọng qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng sinh tồn khi bạn bị kẹt giữa biển khơi

Mắc kẹt giữa biển khơi là tình huống vô cùng nguy cấp, do bạn sẽ thiếu thốn cả thức ăn, nước uống và có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Như vậy, bạn chỉ có thể vượt qua nếu giải quyết được 3 vấn đề này.

Về thức ăn

Sự thật là vào năm 1942, đã có một thủy thủ người Anh sống sót qua 133 ngày lênh đênh trên biển chỉ nhờ vào một chiếc cần câu cá làm từ dây đèn pin. Nếu không có các vật dụng tương tự, bạn có thể tự chế tạo một chiếc lưới làm từ vải quần áo được xé sợi. Hãy dùng nó để vớt rong biển hoặc các sinh vật phù du.

Về nước sạch

Nếu không uống nước trong quá 3 ngày, bạn sẽ bị thiếu nước trầm trọng, dẫn đến hôn mê. Lúc này, bạn cần chuẩn bị 2 chiếc xô kích thước khác nhau, hoặc thay bằng bất cứ vật dụng khác tương tự, cùng với 1 chiếc túi nilon.

Bạn dùng chiếc xô lớn để đựng nước biển rồi đặt một vật nặng vào trong bao nilon. Khi nước biển bay hơi, nó sẽ đọng lại trên túi nilon. Tiếp đó, trữ nước sạch trong chiếc xô nhỏ để sử dụng khi cần thiết.

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Bạn có thể dễ dàng có được nước sạch nhờ vào cơ chế bốc hơi của nước biển

Ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt

Nhiệt độ trên biển thường thay đổi nhanh chóng giữa ngày và đêm. Nhiệt độ có thể giảm xuống rất thấp vào ban đêm, nhưng lại trở nên vô cùng nóng vào ban ngày. Để ngăn ngừa các triệu chứng sốc nhiệt, bạn hãy hạn chế nhìn trực tiếp vào mặt trời vì tia UV có thể gây hại cho võng mạc của con người. Ngoài ra, bạn cũng nên cởi bớt quần áo và sử dụng chúng để che chắn vùng đầu dưới ánh nắng gay gắt.

Kỹ năng sinh tồn sống sót trên sa mạc

Đi lạc trên sa mạc có lẽ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi không chỉ có nhiệt độ cao, sa mạc còn rất khan hiếm nước ngọt. Để bảo toàn tính mạng, bạn hãy ghi nhớ ngay những kỹ năng sống quan trọng trên sa mạc như sau:

Di chuyển vào ban đêm

Khi đêm xuống, nhiệt độ của sa mạc có thể giảm đi 35 độ C so với ban ngày. Do đó, việc di chuyển vào ban đêm không chỉ giúp bạn cảm thấy bớt mệt, mà còn tránh được tình trạng sốc nhiệt và mất nước. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm đến 3,8l nước.

Cách tìm nguồn nước

Nhiều người cho rằng thân cây xương rồng là nguồn cung cấp nước dồi dào. Đây là một hiểu lầm tai hại! Nhựa cây xương rồng chứa rất nhiều chất độc, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, dẫn đến tử vong. Như vậy, nếu bị mắc kẹt trên sa mạc, cách đơn giản nhất để tìm nguồn nước là đào các mạch nước ngầm dưới mặt đất. Bạn sẽ rất bất ngờ vì nguồn nước này sẽ không quá sâu.

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Bạn cần nắm được những kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để bảo vệ bản thân

Kỹ năng sinh tồn khi kẹt trong đống đổ nát

Nếu bị kẹt trong đống đổ nát từ tòa nhà hoặc hang động, cách duy nhất để sống sót là tìm đến những nơi có không khí và tiết kiệm không khí một cách tối đa. Cụ thể:

  • Giữ bình tĩnh, tránh hoảng sợ.
  • Không la hét vì hành động này sẽ khiến nhịp tim tăng lên, khiến bạn thở gấp hơn.
  • Hít sâu và thở thật chậm.
  • Cởi bớt quần áo và trùm kín đầu để tránh va đập bởi các vật sắc nhọn hoặc bị ngộp thở bởi khói bụi.

Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp thú hoang

Trong một buổi dã ngoại mà vô tình đi lạc và gặp phải bầy thú hoang, bạn cũng đừng quá lo lắng! Sói và chó hoang sẽ chỉ tấn công khi bạn xâm phạm vào khu vực của chúng. Lúc này, bạn hãy áp dụng ngay những nguyên tắc sau:

  • Bước lùi thật chậm và tránh nhìn vào mắt chúng.
  • Không quay người bỏ chạy vì bạn có thể kích động một con sói hoang đơn độc.
  • Tỏ ra thật cứng rắn và mạnh mẽ.
  • La, hét, nói to hết sức để dọa thú rừng.
  • Nếu bị tấn công bởi một bầy sói, bạn tuyệt đối không được để bản thân bị bao vây. Hãy tìm một cái cây cao và trèo lên thật nhanh.

Tìm hiểu thêm: Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!
Một con sói hoang sẽ không còn quá đáng sợ nếu bạn biết cách đối mặt phù hợp

Kỹ năng làm que diêm chống nước

Ở bất cứ thời tiết nào, lửa cũng đều rất quan trọng. Để đảm bảo các vật dụng tạo lửa như: Bật lửa, diêm không bị ướt, bạn cần tạo một lớp chống nước cho các công cụ này. Bạn có thể sơn một lớp sơn móng tay trong suốt lên que diêm và để chúng tự khô.

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Để lựa chọn được phương pháp sơ cứu phù hợp, bạn cần nhận biết được liệu vết cắn này là của rắn độc hay rắn lành. Nếu không may bị rắn độc cắn, vết thương sẽ ngay lập tức trở nên rất đau. Máu có thể nhanh chóng chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc màu xanh nước biển. Tiếp đó, vết thương sẽ trở nên sưng tấy và người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như: Đau đầu, mờ mắt, nói lắp bắp, sốt cao và buồn nôn.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn là:

  • Hút máu độc thật nhanh trong 1 – 2 giây, sau đó nhổ ra thật nhanh và rửa sạch miệng.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Không ấn vào vết thương hoặc băng bó vết thương vì hành động này có thể gây hoạt tử vị trí bị cắn.
  • Để nguyên cho máu chảy để cơ thể tự đào thải chất độc ra ngoài.

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

Sau khi bị rắn cắn, bạn cần xác định đây là rắn độc hay rắn lành

Kỹ năng xử lý khi bị thú dại cắn

Ngay khi vừa bị cắn, bạn hãy rửa sạch vết thương ngay với nước ấm và xà phòng. Đồng thời, đến các cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng kịp thời. Một số dấu hiệu bệnh dại ở người sau khi bị động vật hoang dã cắn có thể kể đến là:

  • Vết thương chảy máu rất lâu;
  • Vùng da bị cắn bắt đầu trở nên đau nhức dữ dội, sưng tấy và ửng đỏ;
  • Cảm thấy ngứa toàn thân;
  • Sốt cao và trở nên cáu kỉnh.

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng bệnh dại là từ 1 – 3 ngày sau khi bị cắn, do virus thường phát bệnh trong 4 – 7 ngày và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Kỹ năng chuẩn bị vật dụng sinh tồn

Một bộ vật dụng sinh tồn đầy đủ bao gồm những thứ có thể hỗ trợ việc kiếm thức ăn, nước uống, giữ ấm và sơ cứu ban đầu. Hơn nữa, bộ dụng cụ này cũng cần đảm bảo không quá nặng và không chiếm quá nhiều diện tích.

Khi đi dã ngoại, đi phượt hoặc thám hiểm, bạn cần mang thêm: Một hộp diêm, băng cá nhân, một lá nhôm, lưỡi lam, móc câu cá, thuốc kháng sinh, một cây nến nhỏ, dây mảnh, băng keo và khăn ướt.

Kỹ năng sinh tồn: Đốt củi khi bị ướt

Để thực hiện, bạn đặt khúc gỗ thẳng đứng trên một mặt phẳng và chẻ đầu gỗ thành hình dấu sao. Bạn chú ý chẻ gỗ càng sâu thì việc nhóm lửa càng trở nên dễ dàng hơn. Tiếp đó, bạn nhét một ít cỏ khô và que củi nhỏ vào bên trong các rãnh củi rồi đốt lửa. Lúc này, khúc gỗ sẽ bắt lửa rất nhanh, ngọn lửa còn có thể cháy trong thời gian dài, từ 2 – 5 tiếng.

Trọn bộ kỹ năng sinh tồn cực quan trọng để sống sót nơi hoang dã!

>>>>>Xem thêm: Xương hàm dưới: Giải phẫu, chức năng và một số bệnh liên quan

Kỹ năng sinh tồn giúp bạn giữ ấm ngay cả khi củi bị ướt

Hy vọng rằng những kỹ năng sinh tồn này có thể cứu sống bạn trong những tình huống nguy hiểm. Hãy theo dõi ngay các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để nâng cao kỹ năng bảo vệ bản thân nhé!

Xem thêm:

  • Kỹ năng xã hội là gì? Những kỹ năng xã hội quan trọng cần trau dồi ngay!
  • Hướng dẫn các cách phát triển kỹ năng tự phục vụ ở trẻ tự kỷ

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *